1.4 .Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2. Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp và hoạt động phát triển kiểm toán viên
2.2.1. Hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp Công ty áp dụng
Công ty TNHH PKF Việt Nam áp dụng đầy đủ hệ thống 41 chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam. Trong đó, thông tư 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 ban hành 37
Nguyễn Thị Đào - 20182230 21
chuẩn mực, thông tư số 67/2015/TT-BTC về chuẩn mực kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và thông tư số 70/2015/TT-BTC về Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán ((bổ sung 08/05/2015), và 4 chuẩn mực cũ được ban hành bởi quyết định 03/2005/QĐ- BTC, 195/2003/QĐ-BTC.
2.2.2. Mức độ tin học hoá các hoạt động kiểm toán
Hiện tại Công ty chưa có phần mềm kiểm toán và quản lý khách hàng chuyên biệt. Các thông tin về khách hàng và cuộc kiểm toán trước đó đều được lưu trữ dưới hình thức in trực tiếp. Các dữ liệu trong các cuộc kiểm toán được phân tích hoàn toàn bằng ứng dụng Microsoft Excel, dự thảo và báo cáo kiểm toán được hình thành nhờ sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft word. Việc trao đổi và cập nhật thông tin, dữ liệu giữa các bộ phận được diễn ra qua ứng dụng Dropbox.
2.2.3. Chương trình kiểm toán chung áp dụng tại Công ty
Chương trình kiểm toán mẫu của Công ty tạo thành dựa trên 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán gồm lên kế hoạch kiểm toán (Planning), thực hiện kiểm toán (Testing), và kết thúc kiểm toán (Completing):
Công ty đã xây dựng chương trình kiểm toán mẫu riêng dựa trên chương trình kiểm toán mẫu được ban hành bởi bộ tài chính. Giấy tờ làm việc được thiết kế riêng cho từng phần hành, đơn giản, dễ thao tác, tuy nhiên vẫn đảm bảo những yêu cầu về độ đầy đủ, chi tiết và chính xác. Chương trình kiểm toán được thiết kế tăng mức độ chi tiết với các khoản mục trọng yếu (so với chương trình kiểm toán mẫu) như thêm thủ tực cut-off với kiểm toán chu trình tiền, thủ tục đánh giá lại các khoản vay đến gốc phải trả, …
2.2.4. Hoạt động đào tạo kiểm toán viên, đào tạo nội bộ và kiểm soát chất lượng kiểm toán viên kiểm toán viên
Công ty xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng Công ty có đủ nhân sự với trình độ chuyên môn và năng lực cần thiết để thực hiện các hợp đồng dịch vụ theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan. Các chính sách và thủ tục này được thể hiện thông qua quy chế tuyển dụng và yêu cầu tuyển dụng nhân sự hàng năm và kế hoạch đào tạo tập huấn cho nhân viên hàng năm. Kiểm toán viên đảm bảo tối thiểu 40 giờ tự
Nguyễn Thị Đào - 20182230 22
cập nhật kiến thức mỗi năm, trong đó có ít nhất 20 giờ về kế toán, kiểm toán; và 04 giờ về đạo đức nghề nghiệp.
Ngoài nội dung cập nhật kiến thức của kiểm toán viên để tính giờ hàng năm theo quy định của Bộ tại chính, PKF Việt Nam còn tổ chức các chương trình cập nhật khác nhằm năng cao nghiệp vụ và kỹ năng thực hành kiểm toán, khả năng kiểm soát và xét duyệt sợ bộ giấy làm việc, tăng cường khả năng bố trí và quản lý nhóm làm việc của KTV. Tổng số giờ cập nhật kiến thức cho các kiểm toán viên PKF trong năm 2021 là 80 giờ.
Nội dung, lịch trình và phạm vi thực hiện kiểm tra, soát xét đảm bảo chất lượng trong năm:
Hàng năm, Công ty lập báo cáo tuân thủ nộp PKFI (yêu cầu phải thực hiện của Partner liên lạc quốc tế). Đồng thời, Công ty tổ chức kiểm soát chất lượng hồ sơ kiểm toán để đảm bảo các hồ sơ kiểm toán là tuân thủ theo các quy định của hệ thống chuẩn mực kiếm toán Việt Nam. Công việc kiểm soát chất lượng phải được lập thành kế hoạch và được thông báo tới các phòng nghiệp vụ trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày làm việc. Thành lập Ban Kiểm soát chất lượng là bộ phận chức năng giúp việc giám đốc, bao gồm:
- Trưởng ban: Phụ trách chung các nhiệm vụ:
▪ Tổ chức việc hướng dẫn, huấn luyện các Chi nhánh Công ty về các quy trình và thủ tục kiểm soát chất lượng đã được HĐTV phê duyệt;
▪ Tổ chức các nội dung giám sát việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán gồm: Tổ chức lên kế hoạch giám sát việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ; Tổ chức lên kế hoạch giám sát việc thực hiện kiểm soát chất lượng dịch vụ; Tổng hợp, báo cáo Hội đồng thành viên kết quả công tác giám sát
- Phó ban: Gồm 01 phó ban phụ trách kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính (kiểm toán BCTC) và 01 phó ban phụ trách kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn XDCB (kiểm toán XDCB). Giúp việc cho trưởng ban trong việc triển khai nhiệm vụ kiểm soát chất lượng đã nêu trên ở các lĩnh vực: (1) Kiểm toán BCTC; và (2) Kiểm toán XDCB
Nguyễn Thị Đào - 20182230 23
- Các ủy viên: 8 ủy viên từ các văn phòng tham gia sẽ được trưởng ban, các phó ban phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai các nhiệm vụ đã nêu trên
Chức năng và nhiệm vụ của Ban Kiểm soát chất lượng:
- Lên kế hoạch kiểm soát chất lượng theo định kỳ hàng năm;
- Ban hành hệ thống mẫu biểu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sp kiểm toán;
- Tổ chức thực hiện các đợt kiểm soát chất lượng theo định kỳ hàng năm; - Hướng dẫn các phỏng nghiệp vụ hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và nâng cao chất lượng công việc kiểm toán.
Ban Kiểm soát chất lượng được toàn quyền chủ động về nội dung kiểm soát chất lượng định kỳ và phải chịu trách nhiệm về chất lượng của những thủ tục, những đợt kiểm soát này.
Những nội dung thực hiện kiểm soát định kỳ bao gồm:
- Kiểm soát hồ sơ kiểm toán;
- Kiểm soát thủ tục phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý; - Kiểm soát thủ tục hành chính;
Công bố kết quả kiểm soát chất lượng: Kết quả kiểm soát chất lượng định kỳ được công bố công khai trong toàn Công ty.
- Kết quả kiểm soát chất lượng định kỳ hàng năm sẽ là một trong những yếu tố để đánh giá chất lượng chuyên môn của partner, kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán. - Báo cáo giám sát công tác kiểm soát chất lượng sẽ được Ban kiểm soát chất
lượng tổng hợp và báo cáo lên Hội đồng thành viên
- Hội đồng thành viên cần xem xét và các trường hợp vi phạm và quyết định tài xử lý đối với các trường hợp không tuân thủ.
- Quy định về các chế thị về các trường hợp không tuân thủ được quy định tại Điều lệ Công ty
Nguyễn Thị Đào - 20182230 24