1.4 .Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.3. Kiểm toán một số chu trình cơ bản trong kiểm toán BCTC do Công ty thực
2.3.1.5. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Thực hiện bởi: Trưởng nhóm kiểm toán a. Đánh giá tính trọng yếu:
Sau khi phân tích sơ bộ báo cáo tài chính, KTV kết luận báo cáo tài chính có mức độ rủi ro trung bình. Trong đó, các chu trình bán hàng , các khoản phải thu – phải trả (gồm có phải thu khách hàng, phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính), chu trình hàng tồn kho, và chu trình tài sản cố định được đánh giá là trọng yếu do giá trị lớn, các phát sinh trong kỳ xảy ra nhiều, có liên quan đến nhiều khoản mục khác trong báo cáo tài chính.
b. Đánh giá rủi ro
KTV dựa trên kinh nghiệm và xét đoán để đánh giá rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra đối với từng khoản mục, từ đó đưa ra kết luận rủi ro ở mức trung bình với tất cả các chu trình được đánh giá là trọng yếu.
KTV thực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán theo mô hình sau:
DAR = IR*CR*DR
Nguyễn Thị Đào - 20182230 33
Trong đó: DAR: Rủi ro kiểm toán IR: Rủi ro tiềm tàng CR: Rủi ro kiểm soát DR: Rủi ro phát hiện
Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát nằm ngoài phạm vi kiểm toán, dù KTV có thực hiện công việc kiểm toán hay không thì các rủi ro này vẫn tồn tại. Do đó, KTV nhận thấy rủi ro kiểm soát và rủi ro tiềm tàng sẽ tỷ lệ nghịch với rủi ro phát hiện. Do trong quá trình thực hiện kiểm toán, Công ty đã bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát nên rủi ro kiểm soát được tự động đánh giá ở mức độ cao. Rủi ro tiềm tàng đối với các khoản mục được xác định theo tiêu chuẩn của PKF quốc tế như bảng sau:
Bảng . Xác định rủi ro tiềm tàng
Nguồn: Hướng dẫn xác định mức trọng yếu PKF quốc tế
Mức độ ảnh hưởng H M L Khả năng H H M L M M M L L M L L Chú thích: H: cao M: trung bình L: thấp