2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1 Kế toán giá vốn hàng bán
2.1.1.1 Khái niệm và nội dung
Giá vốn hàng bán phản ánh giá trị gốc của hàng hóa, dịch vụ đã thực sự tiêu thụ trong kỳ, ý nghĩa của giá vốn hàng bán chỉ được sử dụng khi xuất kho hàng bán. Khi hàng hóa đã bán và được phép xác định doanh thu thì đồng thời giá trị hàng xuất kho cũng được phản ánh theo giá vốn hàng bán có ý nghĩa quan trọng, vì từ đó doanh nghiệp xác định đúng kết quả kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp thương mại, việc xác định đúng giá vốn hàng bán còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp đánh giá được khâu mua hàng có hiệu quả hay không, để từ đó tiết kiệm chi phí thu mua.
Giá vốn hàng xuất bán được xác định trên cơ sở số lượng và đơn giá xuất kho:
Giá vốn hàng xuất = Số lượng thực xuất X Đơn giá xuất kho
bao gồm các phương pháp: Thực tế đích danh, bình quân gia quyền, nhập trước - xuất trước.
2.1.1.2 Các phương pháp xác định giá vốn hàng bán
Hàng hóa xuất kho được phản ánh theo giá trị giá vốn thực tế thành phẩm xuất kho. Theo quy định của chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 - Hàng tồn kho. Trị giá vốn thực tế hàng tồn kho và xuất kho của tất cả hàng tồn kho trong doanh nghiệp được tính theo một trong các phương pháp:
Phương pháp theo giá đích danh:
Theo phương pháp này giá trị hàng hóa được xác định theo đơn chiếc hoặc từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập kho cho đến lúc xuất dùng (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất hàng hóa nào tính theo giá gốc của hàng hóa đó. Do vậy phương pháp này còn có tên gọi là phương pháp đặc điểm riêng hay phương pháp giá thực tế đích danh và thường sử dụng với các loại hàng hóa có giá trị cao và có tính tách biệt.
Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, HTK có giá trị lớn, mặt hàng ổn định và loại hàng tồn kho nhận diện được thì mới có thể áp dụng được phương pháp này. Còn đối với những doanh nghiệp có nhiều loại hàng thì không thể áp dụng.
Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
Theo phương pháp này trị giá vốn thực tế của hàng hóa xuất kho được căn cứ vào số lượng hàng xuất kho và đơn giá bình quân gia quyền theo công thức:
Trị giá vốn thực tế hàng xuất kho
trong kỳ
= Số lượng hàng xuất kho trong kỳ
Đơn giá bình quân gia quyền
Trong đó: Giá đơn vị bình quân có thể tính theo từng thời kỳ hoặc mỗi lần nhập.
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ
hưởng đến yêu cầu cung cấp thông tin nhanh chóng và kịp thời của kế toán
Đơn giá xuất kho bình quân trong kỳ =
Giá trị thực tế của hàng tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ Số lượng hàng thực tế tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Đây là phương pháp khá đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán một lần vào cuối kỳ tuy nhiên độ chính xác lại không cao hơn nữa công việc dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng đến các phần hành khác. Ngoài ra phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập
Phương pháp này đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng của thông tin kế toán phán ánh được tình hình biến động giá cả. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khối lượng tính toán lớn vì cứ sau mỗi lần nhập kho kế toán lại phải tiến hành tính toán.
Giá đơn vị bình quân sau
mỗi lần nhập
=
Giá trị thực tế của hàng tồn kho sau mỗi lần nhập Số lượng hàng thực tế tồn kho
sau mỗi lần nhập
Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)
Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập trước sẽ được dùng làm giá để tính giá thực tế của hàng hóa xuất trước. Do vậy giá trị hàng hóa tồn kho cuối kỳ là giá thực tế của số hàng hóa mua sau cùng.
2.1.1.3 Chứng từ kế toán
+ Phiếu nhập kho + Phiếu xuất kho
+ Hóa đơn mua hàng hóa dịch vụ + Biên bản bàn giao
+ Các chứng từ khác: hợp đồng, đơn đặt hàng, tờ khai hải quan,…
2.1.1.4 Tài khoản sử dụng Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán
Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hóa, thành phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn của hàng bán được xác định theo một trong các phương pháp nói trên.
2.1.1.5 Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh về giá vốn hàng bán
+ Theo phương pháp kê khai thường xuyên (Phụ lục 1.1) + Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Phụ lục 1.2)