6 Tổng quan về Công ty TNHH Viet Power
6.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, do đó bộ máy quản lý của Công ty tuân theo những quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014, thay thế cho Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy quản lý
TỔNG GIÁM ĐỐC PHĨ GIÁM ĐỐC Phịng Tài chính Kế tốn Phịng Hành chính – nhân sự Phịng An ninh – An tồn PHĨ GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch - vật tư - Kỹ thuật Phòng Kinh doanh 05 phân xưởng sản xuất
Tổng giám đốc:
Là người quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước công ty mẹ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tổng giám đốc là người trực tiếp giao nhiệm vụ cho các bộ phận chức năng, kiểm tra phối hợp thống nhất sự hoạt động của các bộ phận trong cơng ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Phó giám đốc :
Phó giám đốc là người tham gia hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành, giải quyết các vấn đề mà tổng giám đốc giao phó.
Điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty theo chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong điều lệ của công ty.
Thay mặt tổng giám đốc quyết định mua, bán các sản phẩm hàng hóa nhằm đảm bảo chỉ tiêu sản lượng sản xuất đã đề ra.
Xây dựng phương án phát triển thị trường trong thời gian ngắn hạn nhằm đảm bảo thực hiện tốt chỉ tiêu doanh số do Tổng giám đốc u cầu.
Phịng hành chính – nhân sự:
Tham mưu cho phó giám đốc theo dõi phối hợp các mặt hoạt động của công ty, công tác văn thư, lưu trữ, thi đua khen thưởng, bảo vệ, y tế, tự vệ phòng cháy chữa cháy và quan hệ các cơ quan thông tin đại chúng, đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, nhân viên cơ quan Tổng cơng ty.
Xây dựng báo cáo tổng hợp tình hình đột xuất tháng, quý, năm vế các lĩnh vực hoạt động của Công ty, phục vụ cho hội nghị giao ban sơ kết, tổng kết. Xây dựng lịch công tác tuần, tháng, quý của Công ty.
Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ hồ sơ văn bản tài liệu, công tác thi đua khen thưởng của Công ty.
Tuyển chọn, phân công công tác, nhận xét, đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và điều động cán bộ.
Xây dựng quy chế tiền lương, quy chế tuyển dụng lao động, tổ chức quản lý lao động. Thực hiện chế độ tiền lương, thưởng, chế độ hưu trí, thơi việc, bảo hiểm xã hội và các chính sách khác liên quan đến cán bộ và người lao động.
Phịng tài chính kế tốn:
Nghiên cứu xây dựng Quy chế Tài chính của Cơng ty, tổ chức thực hiện cơng tác kế tốn, lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính, xác định kết quả kinh doanh và tình hình sử dụng vốn và tài sản của Cơng ty.
Thực hiện theo dõi và lập dự toán thu nợ, trả nợ.
Tham vấn cho Tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế và báo cáo hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
Phòng kinh doanh:
Xây dựng dự tốn kinh doanh của Cơng ty, theo dõi đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện theo dự tốn đã giao trong Cơng ty. Tham mưu giúp lãnh đạo Cơng ty lập dự tốn kinh doanh của Công ty theo từng tháng, quý, năm phù hợp với nhu cầu thị trường. Quản lý đơn hàng và thành phẩm của Cơng ty, có nhiệm vụ liên lạc với các nhà cung cấp, đối tác kinh doanh của công ty, là cầu nối giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp.
Cung cấp kịp thời, chính xác các thơng tin kinh tế, các số liệu thực hiện dự tốn kinh doanh.
Căn cứ vào tình hình của sản xuất để tiến hành đặt hàng nguyên vật liệu, lên phương án mua hàng.
Kiểm soát chất lượng hàng mua về, theo dõi các đơn đặt hàng, tiến hành làm thủ tục hồ sơ thanh toán.
Quản lý hàng hoá nhập khẩu, xuất khẩu. Tổ chức thực hiện các hợp đồng mua hàng hố của Cơng ty. Tổng hợp thơng tin kinh tế, giá cả, thị trường về vải vóc, keo dán và các vật tư liên quan.
Phòng kế hoạch – vật tư – kỹ thuật:
quản lý phân xưởng sản xuất về công tác kỹ thuật, quản lý kỹ thuật tổ chức, kịp thời xử lý các vấn đề bất cập về công nghệ, kỹ thuật.
Căn cứ vào tình hình vật tư, kế hoạch giao hàng, lập kế hoạch sản xuất theo tuần, tháng, quý, năm.
Quản lý, kiểm soát vật tư sản xuất, đảm bảo nguyên vật liệu sản xuất đúng, đủ chủng loại, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết với nhà cung cấp.
Phịng an tồn – an ninh:
Tham mưu cho Tổng giám đốc về cơng tác an ninh trật tự, an tồn lao động theo tiêu chuẩn trong tồn cơng ty; tổ chức triển khai các cơng tác bảo vệ an toàn lao động và đảm bảo an ninh trật tự, àn tồn xã hội, vệ sinh mơi trường của cơng ty.
Quản đốc các phân xưởng sản xuất :
Là người chịu trách nhiệm điều hành hoạt động sản xuất tại xưởng của công ty, đảm bảo hồn thành nhiệm vụ theo kế hoạch, quy trình cơng nghệ được giao.
Tổ chức phân cơng cơng việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo hoạt động đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu chất lượng được giao; đồng thời đảm bảo công nhân thực hiện đúng quy định về an toàn lao động, vệ sinh cơng nghiệp, phịng chống cháy nổ,…
Phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố phát sinh về máy móc, con người trong ca làm việc.
Mối quan hệ giữa các phịng ban :
Giữa các phịng ban có mối quan hệ mật thiết, luôn hỗ trợ cho nhau và tham mưu ý kiến lẫn nhau, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và góp phần thúc đẩy sự phát triển của cơng ty dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.
6.4 Đặc điểm tổ chức cơng tác kế tốn tại cơng ty
6.4.1.1 Tổ chức bộ máy kế tốn
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ khối về cơ cấu bộ máy kế toán
- Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tình hình hạch tốn kế tốn và tình hình tài chính của cơng ty. Tổ chức thực hiện bộ máy kế tốn của cơng ty, đồng thời đơn đốc tình hình thực hiện chính sách và chế độ tài chính. Tổng hợp số liệu vào sổ cái, làm báo cáo tổng hợp, lập báo cáo tài chính, báo cáo kế tốn theo quy định kỳ hạch tốn. Kết hợp cùng ban Giám đốc phân tích hoạt động của doanh nghiệp mình.
- Kế tốn thuế: Theo dõi, kiểm tra, kê khai, nộp thuế; làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh, lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới.
- Kế tốn vốn bằng tiền: Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các loại vốn bằng tiền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục quản lý về vốn bằng tiền, cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin.
- Kế tốn cơng nợ mua vào, bán ra: Theo dõi công nợ với khách hàng, nhà cung cấp, theo dõi lượng hàng hóa mua vào, bán ra, xác định kết quả kinh doanh, kê khai thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra, tham gia kiểm kê, đánh giá lại vật tư hàng hóa.
- Kế tốn thanh tốn: Phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình biến động của các khoản thanh toán, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành các chế độ, quy định, các thủ tục quản lý về thanh tốn, cung cấp thơng tin cho các đối tượng sử dụng thơng tin.
- Kế tốn kho ngun vật liệu: Bảo quản hàng hóa theo quy định của cơng ty, kiểm sốt hàng nhập, xuất đúng số lượng, chất lượng ghi trên chứng
KẾ TỐN TRƯỞNG Kế tốn th, kế tốn tổng hợp Kế toán tài sản cố định Kế tốn cơng nợ mua vào, bán ra Kế toán nguyên vật liệu Kế toán
từ, đảm bảo chứng từ khơng tẩy xóa, lưu giữ việc xuất nhập, thường xun kiểm tra hàng tồn kho, định kỳ báo cáo tình hình tồn, hư hỏng và hao hụt để kịp thời xử lý.
- Kế toán tài sản cố định:
Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu chính xác, đầy đủ về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư, bảo quản và sử dụng TSCĐ, phản ánh kịp thời giá trị hao mòn của TSCĐ trong q trình sử dụng, tính tốn phản ánh xác định số khấu hao vào chi phí kinh doanh trong kỳ của đơn vị có liên quan, tham gia lập dự tốn sửa chữa và dự tốn chi phí sửa chữa TSCĐ, tham gia các cơng tác kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường, đánh giá lại TSCĐ trong trường hợp cần thiết, tổ chức phân tích tình hình bảo quản và sử dụng TSCĐ trong cơng ty.
Theo dõi và tính tốn phân bổ các công cụ dụng cụ xuất dùng cho nhiều kỳ sản xuất kinh doanh, cũng như phân bổ hợp lý các chi phí trả trước khác.
- Kế tốn tiền lương: Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời đấy đủ tình hình hiện có và sự biến động về số lượng, chất lượng, tình hình sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động. Tính tốn đúng đắn, kịp thời, đúng chính sách chế độ về tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương, thực hiện việc kiểm tra, chấp hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, các khoản trích theo lương, tính tốn, phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơng ty.
- Kế tốn tổng hợp: Tổng hợp số liệu kế toán của các bộ phận kế toán, hạch tốn, ghi sổ kế tốn, báo cáo tài chính và bảng cân đối.
6.4.1.2 Đặc điểm chính sách và chế độ kế tốn
Hình thức và chế độ kế tốn áp dụng
- Chế độ kế tốn áp dụng: Theo thơng tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 (“Thơng tư 200”).
- Niên độ kế tốn: Bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng - Các chính sách kế tốn áp dụng:
+ Phương pháp ghi nhận HTK: Theo giá gốc.
+ Phương pháp tính giá trị HTK: Theo phương pháp bình quân tức thời. + Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng.
+ Hạch toán thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Hình thức kế tốn: Kế tốn máy. Cơng ty sử dụng phần mềm kế tốn MISA SME 2020 dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là sản phẩm được đánh giá cao của Công ty Cổ phần MISA, với nhiều tính năng và hiệu năng nổi bật, được chăm chút qua nhiều năm phát triển tâm huyết của MISA.
Hệ thống sổ kế toán áp dụng:
Sổ kế toán tổng hợp bao gồm: Sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản, bảng tổng hợp chi tiết, …
Sổ kế toán chi tiết bao gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết, sổ nhật ký đặc biệt… Hệ thống tài khoản kế toán: Doanh nghiệp vận dụng hệ thống tài khoản kế tốn theo Thơng tư 200/TT/BTC.
Chứng từ gốc Sổ quỹ và sổ
Bảng kê Sổ kế toán chi
tài sản chứng từ gốc tiết theo đối tượng
Sổ đăng ký CTGS
CTGS (theo phần hành)
Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái tài khoản theo đối tượng
Bảng cân đối tài khoản Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày Ghi cuối quý Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế tốn chứng từ ghi sổ
Hệ thống báo cáo của công ty:
Doanh nghiệp lập và nộp báo cáo theo năm phù hợp với quy định của theo Thông tư 200. Hệ thống báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 – DN + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DN + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DN + Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DN
6.4.1.3 Đặc điểm về hàng hóa và tính hình tiêu thụ của cơng ty
Đặc điểm hàng hóa và mức độ tiêu thụ:
+ Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất, gia công giày, dép thể thao các loại.
+ Thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là các công ty kinh doanh giày, dép tại Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, EU.
Phương thức bán hàng: Chủ yếu là bán hàng theo các chương trình, đơn đặt hàng từ các khách hàng.
Hình thức bán hàng: Bán hàng trong nước (khách hàng đến kho nhận trực tiếp hàng hóa, hoặc cơng ty sẽ vận chuyển hàng hóa đến kho của khách hàng) hoặc xuất khẩu theo giá CIF hoặc giá FOB (tùy theo thỏa thuận với khách hàng trong từng hợp đồng, đơn đặt hàng).
7 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quảkinh doanh tại Cơng ty TNHH Viet Power dưới góc độ kế tốn tàikinh doanh tại Công ty TNHH Viet Power dưới góc độ kế tốn tàikinh doanh tại Cơng ty TNHH Viet Power dưới góc độ kế tốn tài kinh doanh tại Cơng ty TNHH Viet Power dưới góc độ kế tốn tài chính
7.1 Chứng từ và trình tự ln chuyển chứng từ
Chứng từ và hệ thống tài khoản
Các chứng từ được sử dụng bao gồm hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận, hợp đồng bán hàng, đơn đặt hàng của khách hàng, tờ khai hải quan và các chứng từ liên quan khác.
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản theo thơng tư 200/2014/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành ngày 22/12/2014, đối với nghiệp vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, công sử dụng chủ yếu là các tài khoản 511 (doanh thu bán hàng), 3331 (thuế giá trị gia tăng hàng hóa bán ra), 131 (phải thu khách hàng) và tài khoản tiền (111; 112) để theo dõi các khoản tiền hàng mà khách đã thanh toán cho doanh nghiệp.
Phịng kế tốn quy định trình tự ln chuyển chứng từ phù hợp với luật kế tốn và tình hình thực tế của cơng ty, ban hành và hướng dẫn các phòng ban liên quan thực hiện. Sự hợp lý, hợp lệ và hợp pháp của chứng từ do phịng kế tốn kiểm tra giám sát.
Các bước luân chuyển chứng từ:
- Khi khách hàng có nhu cầu mua hàng, với khách hàng lần đầu tiên mua, nhân viên kinh doanh căn cứ vào nhu cầu mua hàng để gửi báo giá. Sau khi thỏa thuận được giá, thời hạn giao hàng, nhân viên kinh doanh lập đơn đặt hàng, Giám đốc hai bên hoặc người được ủy quyền (theo giấy ủy quyền kèm theo) sẽ xác nhận đơn đặt hàng qua thư điện tử hoặc chứng từ bản cứng. Đối với khách hàng mua số lượng lớn, khách hàng sẽ đến kiểm tra nhà máy có đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế sau đó với đồng ý ký kết hợp đồng. Nhân viên pháp chế lập hợp đồng mua bán gửi cùng đơn đặt hàng, đơn hàng sẽ được thực hiện sau khi ký hợp đồng.
Với khách hàng cũ, khách hàng lập đơn đặt hàng theo mẫu đã có và gửi cho nhân viên kinh doanh. Nhân viên kinh doanh kiểm tra đơn đặt hàng đúng quy định và thỏa thuận lại đơn giá, thời hạn giao hàng phù hợp nếu có thay đổi. Sau đó đơn đặt hàng sẽ được Giám đốc hai bên hoặc người được ủy quyền (theo giấy ủy quyền kèm theo) xác nhận.
Ví dụ 1: Shenzhen ChaoCheng Sewing Technology Co.,LTD có gửi đặt đơn hàng với cơng ty TNHH Viet Power như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM