Kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH viet power (Trang 32)

2 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp

2.3 Kế tốn chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

2.3.1.1 Kế tốn chi phí bán hàng

Khái niệm

Chi phí bán hàng là tồn bộ các chi phí cần thiết liên quan đến q trình bán hàng hố và dịch vụ trong kỳ, đảm bảo việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng.

Nội dung

Chi phí bán hàng được quản lý và hạch tốn theo yếu tố chi phí: + Chi phí nhân viên.

+ Chi phí dụng cụ, đồ dùng. + Chi phí khấu hao TSCĐ. + Chi phí bảo hành.

+ Chi phí dịch vụ mua ngồi. + Chi phí tiền khác.

Chứng từ kế toán

Bảng phân bổ tiền lương tính vào chi phí mua hàng (như lương nhân viên bán hàng, lương nhân viên marketing...) và các khoản trích theo lương tương ứng

Bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ đối với các tài sản phục vụ cho bán hàng

Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù Phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng...

Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng”.

Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển các khoản chi phí thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến bán hàng hoá, lao vụ, dịch vụ của Doanh nghiệp( kể cả chi phí bảo quản tại kho hàng, quầy hàng).

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.4 2.3.1.2 Kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp

Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tồn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hố và các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác liên quan đến tồn DN. Chi phí này tương đối ổn định trong các kỳ kinh doanh của DN.

Nội dung

Chi phí QLDN được hạch tốn theo yếu tố chi phí: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phịng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phịng, chi phí dịch vụ mua ngồi, chi

phí bằng tiền khác.

Chi phí QLDN là chi phí gián tiếp, liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp, do vậy cuối kỳ cần tập hợp, phân bổ và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh.

Chứng từ kế tốn

Bảng phân bổ tiền lương tính vào chi phí quản lý (như lương nhân viên quản lý, nhân viên hành chính...) và các khoản trích theo lương tương ứng (như BHYT, BHXH, BHTN, ...)

Bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu xuất kho, bảng phân bổ vật liệu công cụ dụng cụ đối với các tài sản phục vụ cho công việc quản lý

Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn đặc thù Phiếu chi, giấy báo Nợ ngân hàng...

Tài khoản sử dụng: TK 642: “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

Tài khoản này phản ánh các chi phí liên quan và phục vụ cho quản lý doanh nghiệp.

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.5

2.4 Kế toán doanh thu và chi phí hoạt động tài chính

2.4.1.1 Kế tốn doanh thu hoạt động tài chính

Khái niệm

Doanh thu hoạt động tài chính là những khoản thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn đem lại.

Nội dung

Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

+ Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi từ đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh tốn được hưởng do mua hàng hóa, dịch vụ:

+ Cổ tức lợi nhuận được chia

+ Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào cơng ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác.

+ Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác + Lãi tỷ giá hối đoái

+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ + Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

+ Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác

Tài khoản sử dụng: TK 515: “Doanh thu hoạt động tài chính”.

Kế toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.6 2.4.1.2 Kế tốn chi phí tài chính

Khái niệm

Chi phí tài chính là các khoản chi phí đầu tư tài chính nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nội dung

Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:

+ Chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư cơng cụ tài chính, đầu tư liên doanh, đầu tư liên kết, đầu tư vào cơng ty con. (Chi phí nắm giữ, thanh lý, chuyển nhượng các khoản đầu tư, các khoản lỗ trong đầu tư....).

+ Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn. + Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ.

+ Chi phí lãi vay vốn kinh doanh khơng được vốn hóa, khoản chiết khấu thanh tốn khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ.

+ Chênh lệch lỗ tỷ giá hối đối.

+ Trích lập dự phịng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn.

Tài khoản sử dụng: TK 635- “chi phí hoạt động tài chính”

2.5 Kế tốn chi phí khác và thu nhập khác

2.5.1.1 Kế toán thu nhập khác

Khái niệm

Thu nhập khác là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động khác ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu.

Nội dung

Thu nhập khác bao gồm:

- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng - Thu các khoản nợ khó địi xử lý xóa sổ nay đòi được - Các khoản thuế được ngân sách nhà nước hoàn lại - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa sản phẩm, dịch vụ khơng tính trong doanh thu (nếu có)

- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp

- Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay qn ghi sổ kế tốn, năm nay mới phát hiện ra

Tài khoản sử dụng: TK 711 – “Thu nhập khác”

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.8 2.5.1.2 Kế tốn chi phí khác

Khái niệm

Chi phí khác là các khoản chi phí phát sinh ngồi hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Đây là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ khác biệt với hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp.

Nội dung

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có).

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế - Bị phạt thuế, truy nộp thuế

- Các khoản chi phí do kế tốn bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế tốn - Các khoản chi phí khác

Tài khoản kế toán sử dụng: TK 811 – “Chi phí khác”

Kế tốn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.9

2.6 Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

Khái niệm

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế trực thu đánh trên thu nhập chịu thuế TNDN theo quy định của luật Thuế TNDN hiện hành.

Nội dung

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành.

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:

- Ghi nhận thuế thu nhập hỗn lại phải trả trong năm.

- Hồn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước.

Chứng từ sử dụng

- Tờ khai quyết toán thuế...

Tài khoản kế toán sử dụng

TK 821 – “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp”: Để phản ánh chi phí thuế TNDN làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính. TK 821 có hai tài khoản cấp 2

- Tài khoản 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.10

2.7 Kế toán xác định kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh là số tiền lãi hay lỗ từ hoạt động kinh doanh. Kết quả đó là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng bán, giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính, doanh thu khác và thu nhập khác, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh doanh (tháng, quý hoặc năm) tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp.

Cách xác định kết quả kinh doanh

Trong doanh nghiệp thương mại, kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả khác.

Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường được xác định bởi hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính, cách tính như sau:

Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế

=

Lợi nhuận thuần từ hoạt động bán hàng và CCDV + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính + Lợi nhuận từ hoạt động khác

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp = Tổng lợi nhuận kế tốn trước thuế

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài khoản sử dụng

Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này dùng để xác định kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường). Với hoạt động SXKD, kết quả cuối cùng là lãi (lỗ) về tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

TK421: “Lợi nhuận chưa phân phối”: Phản ánh kết quả kinh doanh và tình hình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp trong kỳ.

Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: Phụ lục 1.11

3 Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanhtrong doanh nghiệp trên góc độ kế tốn quản trịtrong doanh nghiệp trên góc độ kế tốn quản trịtrong doanh nghiệp trên góc độ kế tốn quản trị trong doanh nghiệp trên góc độ kế tốn quản trị

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò thơng tin kế tốn quản trị ngày càng được mở rộng và khẳng định vị thế phát triển. Do sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp, tập đoàn với nhau, việc doanh nghiệp thất bại hay thành cơng chính là nhờ thơng tin kế tốn quản trị.

Chức năng của kế toán quản trị xuất phát từ mong muốn của nhà quản lý các cấp trong nội bộ doanh nghiệp để đặt ra các yêu cầu thông tin cụ thể cho mọi lĩnh vực gắn với các chức năng quản lý, đó là chức năng lập dự toán, chức năng kiểm tra, chức năng tổ chức và điều hành, chức năng ra quyết định.

3.1 Lập dự toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của

doanh nghiệp

1.3.1.1 Lập dự toán bán hàng

Dự toán bán hàng (dự toán tiêu thụ sản phẩm) là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự tốn cịn lại trong dự tốn tổng thể.

Dự toán bán hàng cần thiết phải thể hiện được những nội dung cơ bản như: Sản lượng tiêu thụ kế hoạch (dự kiến tiêu thụ), giá bán dự kiến và doanh thu dự kiến. Ngoài ra, một số dự tốn cịn phản ánh nội dung lịch thu tiền dự kiến. Trong đó:

- Sản lượng tiêu thụ kế hoạch vừa là căn cứ để xác định doanh thu, cũng vừa là căn cứ để lập dự toán số lượng sản phẩm cần thiết phải sản xuất. Có nhiều phương pháp để ước tính được sản lượng tiêu thụ kế hoạch, tuy nhiên kế toán quản trị thường sử dụng những phương pháp như cực đại – cực tiểu, sơ đồ phân tán, phân tích dữ liệu lịch sử, hồi quy tuyến tính … Cần lưu ý rằng khơng có phương pháp ước tính nào là tuyệt đối, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm. Và để nâng cao độ tin cậy của những ước tính, kế tốn quản trị cần thu thập thêm nhiều thông tin khác.

- Giá bán dự kiến có thể được xác định bằng nhiều phương pháp, theo phương pháp thông thường, giá bán sản phẩm, dịch vụ được xác định dựa vào thơng tin, tài liệu về chi phí gốc (chi phí cơ sở) của sản phẩm, dịch vụ để xác định giá bán sản phẩm dịch vụ theo công thức sau:

Giá bán sản phẩm, dịch vụ = Chi phí gốc + Phần cộng thêm

Trong đó:

Chi phí gốc là những chi phí cần được bù đắp trước hết bởi giá bán sản phẩm, dịch vụ. Tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, chi phí gốc có thể là chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm, dịch vụ (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và biến phí trong giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ (biến phí về ngun vật liệu trực tiếp, nhân cơng trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí bán hàng và biến phí quản lý doanh nghiệp.

Phần cộng thêm là phần tính trong giá bán để bù đắp các chi phí ngồi chi phí gốc và đạt mức lợi nhuận mong muốn.

Theo chi phí sản xuất sản phẩm dịch vụ, giá bán dự kiến được xác định theo công thức: Giá sản phẩm, dịch vụ = Giá thành sản xuất toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ + (Tỷ lệ % phần cộng thêm x Giá thành sản xuất toàn

bộ sản phẩm, dịch vụ)

Theo biến phí trong giá thành tồn bộ của sản phẩm tiêu thụ, giá bán dự kiến được xác định theo cơng thức:

Giá bán sản phẩm, dịch

vụ =

Biến phí trong giá thành tồn bộ sản phẩm, dịch

vụ tiêu thụ +

Phần cộng thêm

Theo chi phí ngun vật liệu và chi phí nhân cơng, giá bán dự kiến được xác định như sau:

Giá bán sản phẩm, dịch vụ = Phần giá nguyên vật liệu + Phần giá nhân công

Tuy nhiên, các phương pháp xác định giá bán dự kiến ở trên là loại giá bán được quyết định bởi mong muốn chủ quan của nhà quản trị. Trên thực tế, mỗi loại thị trường đều có những điểm khác biệt dẫn tới cung cầu nói chung hay mức độ co giãn của cầu theo giá nói riêng cũng sẽ có những khác biệt đáng kể. Vì vậy, ngồi những phương pháp trên, kế tốn quản trị có thể sử dụng phương pháp thống kê khách quan để ước tính giá bán đảm bảo sát với thực tế.

Doanh thu dự kiến = Sản lượng tiêu thụ dự kiến x Giá bán dự kiến

Doanh thu có thể là doanh thu chưa thuế hoặc cũng có thể là doanh thu đã có thuế, phụ thuộc giá bán dự kiến đã bao gồm thuế hay chưa.

sách bán hàng trả chậm của công ty. Số tiền thu được của từng kỳ được tính bằng (=) Tiền thu được từ bán hàng các kỳ trước + Tiền thu được từ bán hàng kỳ này. Lịch thu tiền dự kiến là phản ánh các dòng thu theo thời gian, là một trong những căn cứ để lập dự toán tiền mặt.

Khi lập dự toán bán hàng, kế toán dựa vào những cơ sở sau:

- Mức doanh thu bán hàng của từng loại sản phẩm, từng khu vực đã đạt được ở những kỳ trước.

- Dự toán doanh thu bán hàng kỳ trước.

- Những dự báo về nhu cầu sử dụng của thị trường đối với các sản phẩm DN đang cung cấp.

- Thị phần sản phẩm của DN và của các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH viet power (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w