8. Bố cục của luận văn
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở xã hội
1.4.1. Yếu tố con người trong bộ máy quản lý
Chất lượng nguồn nhân lực ln đóng vai trị quan trọng, là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước. Chỉ khi đảm bảo việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp mới đủ cơ sở hình thành một nền hành chính chun nghiệp. Tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực được xem xét và đánh giá dựa theo một số tiêu chí tiêu biểu như sau: - Một là, bảo đảm năng lực trình độ chun mơn: Các kiến thức chun ngành về xây dựng, kiến trúc, quy hoạch, tài chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo là những yêu cầu không thể thiếu đối với các đội ngũ cán bộ thực thi quản lý nhà nước về NOXH.
- Hai là, ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương và thực hành tốtvăn hóa cơng vụ, nhất là văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với người dân là đối tượng chính sách. Đây cũng là yêu cầu chung đối với cán bộ, công chức, không chỉ là biểu hiện của đạo đức cơng vụ mà cịn là thước đo tính chun nghiệp của cán bộ, cơng chức mà mục tiêu cao nhất là phục vụ người dân.
1.4.2. Yếu tố bộ máy quản lý tổ chức
Hệ thống thể chế hành chính là căn cứ và tiền đề pháp lý cho các hoạt động quản lý, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước, chủ yếu tập trung ở 2 nhóm:
- Một là, hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm và mối quan hệ công tác, bảo đảm nhân lực phù hợpcủa các chủ thể tham gia quản lý nhà nước về NOXH, nhất là đối với các cơ quan chuyên môn được giao trực tiếp nhiệm vụ. Đây là lĩnh vực quản lý mới, nên việc xác định mơ hình tổ chức quản lý phù hợp có ý nghĩa quan trọng nhằm bảo đảm hiệu quả quản lý, nếu khơng sẽ dẫn đến tình trạng chồng chéo, hay có những khoảng trống trong cơng tác quản lý nhà nước cũng như việc thực hiện nhiệm vụ không được kịp thời.
- Hai là,nội dung các nhiệm vụ được xác định đối với tất cả các khâu của quá trình quản lý (như quy hoạch, kế hoạch, tổ chức triển khai, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm…). Hệ thống các quy định, quy chế đầy đủ, bao quát quy trình vận hành và sự phối hợp, kết hợp giữa các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương mà cụ thể là cấp thành phố, quận, huyện và phường xã; mối quan hệ với các bộ, ngành liên quan theo quy định của pháp luật.
1.4.3. Các yếu tố về thể chế
Thứ nhất, tính chất của vấn đề chính sách: Theo đó, vấn đề chính sách
càng phức tạp, thì mức độ khó khăn, phức tạp trong thực thi càng lớn. Chính sách NOXH liên quan đến nhiều nhóm đối tượng, nhiều loại hình nhà ở, một số nội dung lại gắn với cơ chế thị trường nên vấn đề chính sách khá phức tạp do vừa phải bảo đảm mục tiêu kinh tế vừa bảo đảm mục tiêu chính trị trong thực thi chính sách. Hơn nữa, đây là chính sách liên quan trực tiếp đến cá nhân, hộ gia đình với các nhu cầu và nguyện vọng không đồng nhất và mức độ hiểu
biết và tiếp cận thơng tin về chính sách khác nhau nên dễ nảy sinh những vướng mắc trong thực tiễn.
Thứ hai, tính đúng đắn, phù hợp và cụ thể của chính sách (hay chất lượng chính sách):
Tính đúng đắn, phù hợp của chính sách là tiền đề cơ bản cho việc thực thi có hiệu quả chính sách. Chính sách đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và sự phát triển xã hội, thể hiện cho vấn đề lợi ích cơng, lợi ích xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho đối tượng chính sách bị tác động trực tiếp. Nếu chính sách phù hợp thì sẽ có được sự thừa nhận, ủng hộ của đối tượng chính sách mà ở đây là những người thu nhập thấp, đối tượng tái định cư do thu hồi đất, cán bộ viên chức. Trái lại, sẽ khơng có được sự thừa nhận, tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách, trong một số trường hợp dẫn đến phản ứng.
Chính sách NOXH phải hướng vào phục vụ các đối tượng chính sách được luật định, bảo đảm những định hướng về an sinh xã hội của nhà nước và lấy làm mục tiêu cao nhất. Đồng thời giải quyết hài hịa vấn đề lợi ích của doanh nghiệp và người dân trong mối quan hệ kinh tế quy luật thị trường.
Tính rõ ràng, cụ thể của chính sách là yêu cầu về nội dung rõ ràng, quy định không mập mờ dễ dẫn đến cách hiểu khác nhau trong một nội dung quyđịnh, có thể thực hiện được, có thể tiến hành so sánh và đo lường được. Chính sách NOXH có những quy định cụ thể về đối tượng chính sách, mức độ ưu tiên và áp dụng chính sách với từng loại đối tượng, nội dung khác nhau.
Yêu cầu cơng khai, minh bạch, cơng bằng đối vớichính sách NOXH là một vấn đề quan trọng. Cơ chế thông tin cần được xử lý một cách bài bản, khoa học, với nhiều kênh và hình thức thể hiện để bảo đảm tất cả người dân, đối tượng chính sách cùng tiếp cận được,cũng như được cung cấp kịp thời.
Thứ ba, nguồn lực thực thi chính sách:
thực thi chính sách có hiệu quả. Nguồn lực cho thực thi chính sách bao gồm: nguồn lực kinh phí, nguồn lực con người (nguồn nhân lực), nguồn lực thơng tin, nguồn lực thiết bị... Nếu khơng bố trí đủ nguồn lực, khơng thể hồn thành các dự án, chương trình NOXH, hồn thành được các mục tiêu số lượng, chất lượng đề ra.
Trong thực hiện chính sách NOXH cần nguồn lực trước tiên về đất đai, có quỹ đất đủ lớn để bố trí thực hiện. Bên cạnh đó là nguồn lực tài chính, bao gồm cả ngân sách nhà nước (đối với các dự án NOXH do nhà nước hoàn toàn đảm nhận như nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân, nguồn hỗ trợ cho vay cho đối tượng chính sách,nguồn vốn tự có và huy động của các doanh nghiệp; đóng góp của người tham gia.
Nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý cũng là một vấn đề cần ưu tiên nhằm đảm bảo công tác này được thực thi một cách hiệu lực, hiệu quả nhất.
Thứ tư, sự tiếp nhận và ủng hộ của đối tượng chính sách.
Đối tượng chính sách về NOXH ở đây bao gồm cả người dân và doanh nghiệp tham gia vào các chương trình NOXH. Có chính sách hợp lý, tổ chức thực hiện tốt chính sách mới bảo đảm sự đồng thuận của tất cả các nhóm liên quan. Để giải quyết vấn đề này, cần có những chương trình đầu tư NOXH phù hợp theo sát nhu cầu và điều kiện người dân, về vị trí nhà ở, về chất lượng xây dựng, tiện ích khơng gian sử dụng và cuối cùng là giá cả và các điều kiện cho vay để mua, thuế và thuê mua nhà ở.
Nhiều dự án NOXH vừa qua không phát huy hiệu quả, bỏ trống nhiều năm là do chưa giải quyết tốt các vấn đề trên và cũng cần được rút kinh nghiệm trong công tác quản lý..
1.4.4. Môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và nhu cầu của người dân người dân
- Mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
mơi trường chính sách bao gồm mơi trường kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của quốc gia hay từng địa phương.
Chính sách của nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm chính trị của nhà cầm quyền. Ở nước ta, quan điểm nhà nước phục vụ nhân dân, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội trong tiến trình phát triển kinh tế nên vấn đề NOXH luôn được chú trọng, đặc biệt trong những năm gần đây.
Khi nền kinh tế của một quốc gia, địa phương phát triển, nhất là kinh tế thị trường phát triển thì đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu mới về lao động kéo theo nhu cầu nhà ở. Thu nhập, đời sống người dân tăng lên thì nhu cầu nhà ở của người dân sẽ tăng lên, cả về số lượng và chất lượng. Kinh tế phát triển kéo theo nhà nước có thêm nhiều nguồn thu, do đó nhà nước càng có điều kiện để thu hút nguồn lực cho thực thi chính sách.
Kinh tế phát triển cùng với sự thay đổi về văn hóa xã hội sẽ làm cho quan điểm, nhận thức về điều kiện, nhu cầu nhà ở và mối quan tâm của xã hội tăng lên. Quan niệm về chỗ ở, quyền sử dụng và quyền sở hữu sẽ khác với truyền thống và nhà nước phải có chính sách thích nghi phù hợp với vấn đề này.
- Nhu cầu của người dân
Nhà ở là một nhu cầu tất yếu của người dân và luôn được thay đổi theo các điều kiện phát triển kinh tế- xã hội. Giờ đây nó khơng đơn thuần là chỗ để ở mà là không gian để sinh hoạt, tổ chức các hoạt động gia đình, khơng gian cho các hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí.Thủ đơ Hà Nội đang trong q trình phát triển kinh tế mạnh mẽ. Nhu cầu nhà ở tăng lên ở nhiều phân khúc thị trường nhà ở khác nhau do nguồn nhập cư từ các tỉnh, nhất là khu vực phía Bắc nhằm đáp ứng thị trường lao động ở các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, nhu cầu học tập cùng với nhu cầu thay đổi điều kiện nơi ở, nhà ở của bộ phận phần đông cư dân.
Yêu cầu nhà ở có giá cả hợp lý với điều kiện khả năng kinh tế là mối quan tâm và là khoản đầu tư chính của người dân. Nguồn cung nhà khơng tính
toán đến khả năng chi trả của đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ chỉ làm tăng sự chênh lệch xã hội và lãng phí đầu tư.
TIỂU KẾT
Trong chương 1, tác giả đã tập trung làm rõ các khái niệm cơ bản về quản lý nhà nước, một số vấn đề lý thuyết về nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số lý luận căn bản về quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội làm nền tảng cho những nghiên cứu ở các chương sau. Để có thể đánh giá được tình hình quản lý đối với nhà ở xã hội, vai trò của nhà ở xã hội đối với người dân và vai trò của các cơ quan chức năng nhà nước đối với việc quản lý lĩnh vực này cũng được nhắc đến. Từ đó, tác giả đưa ra một số nội dung đối với hoạt động quản lý xã hội thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh. Thêm vào đó, các yếu tố tác độngtớicơng tác quản lý nhà nước về nhà ở xã hội cũng được đề cập. Những nội dung này sẽ được dùng để đối chiếu, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về nhà ở xã hội cũng như đề ra một số nội dung giải pháp cho vấn đề này ở các chương sau.
Từ đó, tác giả nêu ra nội dung quản lý nhà nước về nhà ở xã hội ở cấp tỉnh, thành phố. Tiếp theo, tác giả nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nhà ở xã hội như yếu tố con người trong bộ máy quản lý, yếu tố cơ cấu tổ chức,các yếu tố về chính sách, yếu tố nhu cầu của người dân…
Các nội dung này sẽ được dùng để đối chiếu, đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về nhà ở xã hội cũng như đề ra một số nội dung giải pháp cho vấn đề này ở các chương sau.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI