Thực trạng công tác tuyên truyền, chủ trương, chính sách về

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

8. Bố cục của luận văn

2.3. Tình hình quản lý nhà nước về NOXH tại thành phố Hà Nội

2.3.6. Thực trạng công tác tuyên truyền, chủ trương, chính sách về

phố.

Tuy nhiên, công tác này còn những hạn chế nhất định, thông qua tổng kết nhưng chưa đề xuất kịp thời với các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp thành phố trong việc giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cả về cơ chế chính sách, chế độ cho người dân cũng như tăng cường hiệu quả công tác quản lý.

Thực trạng cho thấy tình trạng vi phạm ở các CĐT nhà ở thương mại vẫn rất nhiều, như: Dự án Cầu Bươu tại Thanh Trì do công ty Kinh doanh phát triển Hà Nội đầu tư, Dự án Hạ Đình tại Thanh Xuân do Công ty Xây dựng lắp máy điện nước đầu tư; Dự án Cầu Diễn thuộc dự án thành phố giao lưu do Tổng Công ty ĐTXD Vigeba đầu tư.. Bên cạnh đó, còn tình trạng nhiều CĐT cố tình chây ì không giải phóng mặt bằng quỹ đất này. Với những chủ thể này cần có chế tài xử lý, thậm chí dừng hoạt động kinh doanh nếu không đáp ứng được yêu cầu về NOXH.

2.3.6. Thực trạng công tác tuyên truyền, chủ trương, chính sách về NOXH NOXH

Các sở, ban, ngành, địa phương đã nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến đến người dân về chính sách nhà ở xã hội. Hằng năm, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh bám sát kế hoạch công tác của Trung ương, UBND tỉnh kịp thời có kế hoạch phổ biến chính sách, thông tin về nhà ở xã hội cho người dân được biết và tham gia.

Về nguồn nhân lực, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng thường xuyên tham mưu kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên ở địa phương nhằm tạo lực lượng nòng cốt bảo đảm cả về số lương và chất lượng

để thực hiện việc tuyên truyền phổ biến thông tin về nhà ở xã hội cho người dân. Đến nay, đội ngũ tuyên truyền viên phụ trách thông tin về nhà ở xã hội cả chuyên trách và bán chuyên trách trên toàn thành phố là 20 người (trong đó có 15 người tham gia). Lực lượng này đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền thông tin, phổ biến cho người dân, qua đó đưa chính sách pháp luật vào thực tiễn đời sống.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được như trên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: Đội ngũ tuyên truyền viên tham gia phổ biến, thông tin pháp luật đa số đều là cán bộ kiêm nhiệm nên kinh nghiệm, kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế; trình độ chuyên môn về lĩnh vực pháp luật của đội ngũ cán bộ cơ sở còn hạn chế. Thậm chí có nhiều trường hợp không làm nhiệm vụ báo cáo viên.

Một số thành viên của chưa tham gia đầy đủ các phiên họp, chưa thực sự chủ động, tích cực phối hợp triển khai chương trình, kế hoạch công tác của các Hội đồng, các ban quản lý và các chủ đầu tư; sự phối hợp giữa các ngành, các cơ quan hữu quan trong công tác phổ biến pháp luật và chính sách có lúc, có nơi chưa tích cực, chủ yếu vẫn thực hiện theo ngành dọc. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, các phương tiện thông tin đại chúng trong công tác tuyên truyền, phổ biến còn chưa được hiệu quả và sâu rộng.

Kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ cho công tác tuyên truyền ở địa phương chưa đáp ứng được các yêu cầu trong điều kiện hiện nay; đặc biệt ở cấp xã, phường.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại thành phố hà nội (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)