Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

8. Bố cục của luận văn

2.4. Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tạ

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.4.3.1.Về pháp luật, chính sách

Qua theo dõi việc thực thi pháp luật, tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương, các hiệp hội, doanh nghiệp và người dân cho thấy có một số tồn tại, bất cập trong pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cần phải được sửa đổi, bổ sung.

Trước hết phải kể đến một số hạn chế, vướng mắc do các quy định tại Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý NOXH.

- Điểm b, Khoản 1, Điều 7 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP quy định trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch UBND cấp tỉnh chấp thuận. Mặt khác, quy định này lại không phù hợp với Luật Đầu tư là trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Khoản 1 Điều 5, Điều 11 quy định về việc chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT) và hình thức xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT). Tuy nhiên, Điều 4 của Luật PPP năm 2020 quy định áp dụng lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP đối với

các lĩnh vực, nhưng không áp dụng đối với lĩnh vực nhà ở, do đó cần bãi bỏ quy định này.

- Nghị định số 25/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã có quy định dự án nhà ở xã hội phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành (Điểm c Khoản 1 Điều 1; Khoản 1, Khoản 3 Điều 16). Mặt khác, với quy định hiện nay, chủ đầu tư vừa là người xây dựng, phân phối dự án lại vừa quản lý sau này. Quy định này đã tạo ra lỗ hổng trong công tác xét duyệt hồ sơ mua nhà ở xã hội bởi chủ đầu tư có tồn quyền quyết định.

- Nghị định số 100/2015/NĐ-CP quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Đối tượng được hưởng hỗ trợ cần đảm bảo các điều kiện cụ thể về tình trạng nhà ở, cư trú và thu nhập như sau: là các đối tượng thuộc diện thu nhập thấp, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân thường xuyên theo quy định của nhà nước. Nếu xét về mặt pháp lý, những người được chủ đầu tư chấm điểm cao trong danh sách đối tượng được hưởng hỗ trợ nhà ở xã hội, thì đương nhiên sẽ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên thu nhập của một cá nhân trên thực tế hồn tồn có thể khơng đồng nhất với thực trạng tài sản của họ. Với nhiều người, tài sản sở hữu của họ có thể thực lớn nhưng xét trên tiêu chí thu nhập vẫn có thể xác định là thu nhập thấp. Điều này gây ra những “nghịch lý” và sự thiếu chặt chẽ trong việc xét duyệt đối tượng được mua nhà ở xã hội.Kê khai tài sản ln là bài tốn khó giải khơng chỉ trong câu chuyện về nhà ở xã hội.

2.4.3.2.Trong công tác điều hành, quản lý

Một số dự án tại thành phố khi phê duyệt đang làm không đúng quy định của luật, nghị định của Chính phủ liên quan NOXH. Cụ thể, khơng phê duyệt quy hoạch dành 20% diện tích để xây NOXH tại các dự án; có phê duyệt thì ở các góc khuất, khó đền bù giải phóng mặt bằng và tại các dự án doanh nghiệp làm nhà ở thương mại trước, cịn phần làm NOXH thì lại ít quan tâm vì khơng đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chính quyền cũng chưa có biện pháp kiên quyết đối với các dự án không thực hiện đúng chủ trương pháp luật khi chây ỳ, đình hỗn thực hiện theo cam kết..

Ngồi ra, bên cạnh những trở ngại trong việc dành 20% quỹ đất để xây dựng NOXH thì cịn nhiều hạn chế trong việc sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước để hỗ trợ chính sách phát triển NOXH. Hiện chưa có nguồn vốn bố trí cấp bù lãi suất cho vay cho các ngân hàng thương mại phụ trách cho vay NOXH nhưng chưa được giải quyết kịp thời. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các ngân hàng không mặn mà với nhiệm vụ xây dựng NOXH trong khi họ phải tập trung vào vấn đề kinh doanh và lợi nhuận.

Việc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tuy có được tiến hành nhưng chưa dứt điểm, tình trạng phạt để cho tồn tại hoặc lại tiến hành hợp thức hóa , thay đổi quy hoạch, chuyển đổi diện tích NOXH sang thương mại cũng khá phổ biến, nhất là ở các khu vực có giá trị thương mại lớn.

2.4.3.3.Trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ

Một bộ phận cán bộ, công chức tham gia công tác quản lý, tham mưu, hoạch định... cịn hạn chế về trình độ đã gây ra hệ quả là những sai phạm ngay trong ban hành các chủ trương chính sách khiến hiệu quả thực hiện không cao. Những tồn tại này gây ra sự thiếu tin tưởng của doanh nghiệp cũng như người dân đối với hệ thống quản lý nhà nước.

Nhiều người không nắm rõ quy trình làm việc, hoặc nếu nắm rõ thì cố tình bớt xét các giai đoạn. Thêm nữa, nhiều cán bộ, công chức do không đủ năng lực tự giải quyết công việc nên luôn làm việc trong trạng thái bị động, không lên kế hoạch rõ ràng, liên kết thành “nhóm lợi ích” để gây khó khăn, cản trở q trình triển khai cơng việc.

TIỂU KẾT

Tại chương 2, tác giả đã giới thiệu hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan đó đối với hoạt động quản lý nhà nước về nhà ở xã hội. Không chỉ UBND thành phố và sở Xây dựng thành phố, việc quản lý nhà nước đối với nhà ở xã hội là công việc chung của rất nhiều ban ngành, các cơ quan thuộc mọi lĩnh vực trong bộ máy nhà nước. Đó là một nhiệm vụ phức tạp, quan trọng và đòi hỏi sự phối hợp của các cấp chính quyền.

Tiếp theo, tác giả đã phân tích về thực trạng quản lý nhà nước về nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố, chỉ ra chi tiết các công việc mà hệ thống quản lý nhà nước phải thực hiện. Đó là những cơng việc sau: Việc triển khai và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện các chính sách, các quy định và các quy hoạch, bảo đảm ngân sách, nguồn lực thực hiện, về đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý nhà nước về nhà ở xã hội, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, công tác thông tin, tuyên truyền, công tác tổng kết, đánh giá. Qua đó, chỉ ra những thành tựu đạt được trên từng lĩnh vực cũng như các tồn tại, hạn chế, tìm ra ưu điểm, nhược điểm của các hoạt động trên để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục. Bên cạnh đó, chương này nêu một số vấn đề cần chỉnh sửa để hoạt động QLNN về NOXH được hiệu quả hơn trong thời gian tới. Đó là văn bản pháp luật và chính sách cịn một số bất cập.

TuyChính phủ đãban hành nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ về nhà ở, đất ở cho người dân, tạo điều kiện cho những người có thu nhập thấp đủ khả năng tạo lập chỗ ở, nhưng do các chính sách này chưa đạt được sự thống nhất và độ bao phủ rộng rãi cùng với giá nhà ở ln tăng cao, vượt q khả năng tài chính của một bộ phận lớn dân cư đã gây nên sức ép nặng nề về nhà ở, đặc biệt là ở khu vực đô thị. Công tác quản lý và tổ chức thực hiện chính sách chưa đạt hiệu quả cao.

Nhìn chung, cơng tác quản lý nhà nước trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua cũng đã gặt hái được một số kết quả, hiệu quả nhất định. Những kết quả, thành tựu đó góp phần trực tiếp vào việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, ổn định an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.

Chương 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại thành phố hà nội (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)