8. Bố cục của luận văn
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Với Quốc hội, chính phủ
- Sửa đổi Luật Đất đai, cho phép được chậm nộp, hoặc được miễn giảm tiền sử dụng đất tùy theo loại dự án nhà ở thương mại giá thấp, như được tạm hoãn chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong vòng đời của dự án nhà ở thương mại cho thuê giá thấp.
- Sửa đổi Luật Thuế để giảm thuế giá trị gia tăng còn 5%, thuế thu nhập doanh nghiệp còn 10%. Riêng, đối với loại nhà ở xã hội chỉ để cho thuê và loại nhà ở thương mại chỉ để cho thuê giá thấp, thì được giảm đến 70% thuế suất, để thống nhất với Luật Nhà ở và Nghị định 100/2015/NĐ-CP.
- Có chính sách tín dụng ưu đãi đối với các dự án nhà ở thương mại giá thấp, và đối với người mua nhà, thuê mua nhà ở thương mại giá thấp, đặc biệt là người trẻ mua căn nhà đầu tiên và được thế chấp bằng chính căn nhà mua.
Đề nghị xem xét áp dụng lãi suất cho vay thương mại thấp hơn khoảng 20-25% so với lãi suất thông thường.
3.3.2. Với Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội
- Sớm hoàn thiện Quy hoạch nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2030, trong đó có các khu vực phát triển nhà ở xã hội và cả khu vực phát triển nhà ở thương mại giá thấp, để hình thành các khu đơ thị, khu nhà ở có giá vừa túi tiền, giá thấp, nhà ở xã hội, dành cho người có thu nhập thấp và đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội trên địa bàn từng quận, huyện và cụm nhà ở xã hội theo khu vực có tính liên quận, nhưng có đầy đủ các hệ thống hạ tầng đô thị, hạ tầng xã hội, các tiện ích, dịch vụ, thân thiện mơi trường.
- Về quy trình thủ tục đầu tư xây dựng dự án NOXH, đề nghị cho thực hiện đơn giản hóa đối với các thủ tục hành chính để giải quyết kịp thời các dự án đầu tư phát triển NOXH. Đồng thời, cho miễn thủ tục cấp Giấy phép xây dựng đối với dự án nhà ở xã hội sử dụng “thiết kế mẫu” nhà ở xã hội chung cư cao tầng, để tạo điều kiện sớm triển khai thực hiện dự án nhà ở thương mại giá thấp.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các quy định, quy trình về xét duyệt đối tượng tham gia chương trình, dự án NOXH trên địa bàn thành phố bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng.
- Tăng cường hệ thống thông tin về NOXHvà hiện đại hóa các sàn đăng ký, giao dịch mua bán NOXH. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện chấn chỉnh, xử lý các sai phạm. Phân cấp, phân quyền quản lý cho các sở chuyên ngành liên quannhất là sở Xây dựng, Ủy ban Nhân dân các quận, huyện trong việc quản lý và tổ chức thực hiện dự án NOXH.
KẾT LUẬN
Quản lý nhà nước về nhà ở xã hội đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển bền vững của thành phố, là vấn đề cần nhận được sự quan tâm sâu sát trong những năm tới đây.Trong bối cảnh hiện nay, khi người dân cịn
nhiều khó khăn trong cuộc sống với một nền kinh tế có mức phát triển được đánh giá là xuất phát điểm thấp, lại đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế với thế giới, có nhiều thách thức đặt ra với chúng ta trong việc bảo đảm an ninh cũng như phát triển kinh tế, thì việc bảo đảm nguồn cung nhà ở là một trong những trách nhiệm to lớn của nhà nước.
Giải quyết các vấn đề về nhà ở xã hội tại Hà Nội là một chương trình lớn gắn với mục tiêu xây dựng Thủ đô phát triển văn minh, hiện đại. Đây là là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức và cá nhân trong toàn thành phố, đặt dưới sự thống nhất của Đảng bộ và chính quyền thành phố.
Thành phố Hà Nội trong những năm qua đã thực hiện chủ trương gắn phát triển kinh tế với giải quyết vấn đề nhà ở xã hội và đã đạt được những kết quả tích cực. Hàng triệu m2 NOXH đã được xây dựng và bố trí cho hàng chục ngàn hộ gia đình chính sách, cán bộ, cơng chức, viên chức người lao động có thu nhập thấp. Với những kết quả đạt được đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và cả hệ thống chính trị trong việc vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách của Trung ương, nguồn lực của địa phương và đã có những mơ hình tốt để phát triển quỹ nhà ở xã hội góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân thành phố và ổn định chính trị, xã hội.
Cơng tác này cần có lộ trình và bước đi phù hợp với trình độ phát triển của thành phố trong từng giai đoạn. Để đạt được mục tiêu thành cơng, cần có sự thống nhất và nhất trí cao, đồng sức đồng lịng của nhân dân xây dựng thành phố Hà Nội văn minh, hiện đại.
Bên cạnh đó,nghiên cứu cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên “nhân trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Những hạn chế về pháp luật, chính sách cụ thể và nhất là tổ chức thực hiện ở các cấp hành chính địa phương.
Hiện nay, chưa có cơ chế thỏa đáng cung cấp nhà ở giá hợp lý, đặc biệt là nhà ở cho thuê, cho thuê mua. Cơ chế trợ cấp trực tiếp về nhà ở vừa không bền vững về lâu dài vừa khơng đảm bảo tính cơng bằng và rất khó giải quyết
hết nhu cầu của các đối tượng chính sách. Do vậy, cần có cơ chế tồn diện cho phát triển nhà ở xã hội, bao gồm khung quản lý hành chính khơng có sự chồng chéo giữa các cơ quan, hình thành thị trường bất động sản, đặc biệt đối với nhà cho thuê và hỗ trợ tài chính cho bên cung cấp và bên mua nhà.
Cải tạo nhà ở gắn với chỉnh trang đô thị những khu vực này phải được quan tâm đúng mức và tiến hành song song như một nội dung quan trọng của chính sách phát triển và cải tạo nhà ở của thành phố cùng với mục tiêu phát triển đô thị.
Với yêu cầu khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về nhà ở xã hội tại thành phố Hà Nội cần có nhiều giải pháp, biện pháp và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Tác giả đã mạnh dạn đưa ra định hướng và một số giải pháp cụ thể dựa trên các căn cứ khoa học, lý luận thực tiễn, phân tích đánh giá, tổng hợp và đưa ra một số kiến nghị đối với các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về nhà ở xã hội nhằm góp phần làm cho giải pháp có tính khả thi hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Nhà ở năm 2005
2. Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 3. Luật Thanh tra năm 2004 4. Luật Thanh tra năm 2010
5. Chỉ thị số 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
6. Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
7. Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội
8. Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ.
9. Quyết định số 25/2019/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2019 của UBND thành phố Hà Nội
10. Quyết định số 532/QĐ-TTg về mức lãi suất cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội.
11. Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 9 năm 2016 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội
12. Huỳnh Năm (2019), “Hồn thiện chính sách nhà ở thu nhập thấp trên địa
bàn thành phố’’, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội, số 35 ;
13. Khánh Hiền (2018): “Thu hồi dự án nhà ở cho cơng nhân vì chủ đầu tư chạy làng”, Báo Lao Động, số 5, tr 1, 3.
14. Lê Văn Đính (2012) : “Giải quyết nhà ở cho người thu nhập thấp tại Đà Nẵng – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Phát triển kinh tế - xã hội, số 42.
15. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Phát triển nhà ở cho người thu nhập
thấp một số nước – kinh nghiệm và bài học thực tiễn cho Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và xã hội , số 11, tr. 291-296.
16. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2019), “ Thực trạng sử dụng nhà ở xã hội tại Hà Nội hiện nay”, Tạp chí Khoa học cơng đồn , tr. 46-51.
17. Nguyễn Xuân Quang (2012), “Làm thế nào để có nhà ở giá thấp; Báo Tuổi trẻ, tr. 1-3.
18. PGS.TS Nguyễn Hữu Hải (2013), “Xây dựng đội ngũ cơng chức
hành chính ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Tổ chức nhà nước.
19. Bộ Xây dựng (2020), ‘’ Phát triển nhà ở xã hội chiến lược lớn có ý nghĩa nhân văn’’, Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng.