8. Bố cục của luận văn
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế-xã hội thành phố Hà Nội
Thủ đơ Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, giáp với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hịa Bình và Hà Nam.Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.358,6 km², dân số 8,05 triệu người (2019); có 30 đơn vị hành chính gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Những năm qua, kinh tế- xã hội của Thủ đơ đã có những bước phát triển vượt bậc. Cụ thể:
Về kinh tế:
Về cơ cấu các ngành kinh tế, năm 2020, ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục tăng cao 8,9% so với năm 2019, đóng góp 0,74% vào mức tăng chung, trong đó cơng tác giải ngân vốn đầu tư cơng có chuyển biến tích cực; đã khởi cơng một số cơng trình lớn và hồn thành đưa vào sử dụng một số cơng trình trọng điểm như đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông, đường trên cao Mai Dịch- cầu Thăng Long, khu đô thị Vinhome Smart City v.v. và nhiều cơng trình khác, đã góp phần phát triển kinh tế – xã hội Thủ đô.
Công nghiệp thủ đô đang dần chuyển dịch mạnh theo hướng phát triển các khu vực công nghiệp hiện đại tại Đông Anh, Gia Lâm, Long Biên với nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn như: điều khiển kỹ thuật số, tự động hóa, rơ-bốt, nano, plasma, laser, công nghệ sinh học.
Năm 2020, các ngành, lĩnh vực: Du lịch, khách sạn, nhà hàng, vận tải, xuất nhập khẩu, vui chơi, giải trí...mặc dùchịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tuy nhiênvẫn tăng trưởng 3,29% so với năm trước. Nhiều cơng trình văn hóa, vui chơi, giải trí, khách sạn phục vụ hoạt động du lịch đã được xây dựng, đô thị được chỉnh trang đã đem lại diện mạo mới cho thủ đô và thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ cũng như phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung và cao hơn mức tăng của nhiều năm qua. Năm 2020 ước tính tăng
4.2% so với năm 2019, đóng góp 0,09% vào mức tăng GRDP. Nông nghiệp cũng là ngành phát triển tương đối ổn định và có đóng góp lớn cho nền kinh tế Thủ đô với địa bàn các huyện vùng ven đô thị trung tâm.
Về xã hội: Cơng tác giảm nghèo, năm 2016 thành phố có hơn 65 nghìn
hộ nghèo (chiếm 3,64% tổng dân số) thì đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo cịn 1,16%. So với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 1,2% vào cuối năm 2020 trong chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, thành phố đã về đích sớm hai năm.
Đến tháng 6-2020, số hộ nghèo ở Hà Nội chỉ còn chiếm tỷ lệ 0,42%. Đáng chú ý, thành phố có 10 quận, huyện, gồm: Ba Ðình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm, Hà Ðông, Ðông Anh, Gia Lâm khơng cịn hộ nghèo. Trong đó, quận Cầu Giấy và Hai Bà Trưng hiện khơng cịn hộ nghèo và cận nghèo. Với những kết quả đạt được, Hà Nội được Trung ương đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong cơng tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội.