8. Bố cục của luận văn
2.2. Chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về nhà ở xã hội
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nhà ở trong công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến nhà ở và NOXH dần được xây dựng và hoàn thiện ở các cấp độ văn bản luật, dưới luật. Có thể kể đến một số văn bản quan trọng:
- Về Luật Nhà ở
Luật Nhà ở được Quốc hội ban hành lần đầu năm 2005và sửa đổi, bổ sung được Quốc hội Khóa 13 thơng qua năm 2014 gồm 13 chương và 183 điều trong đó quy định rõ về sở hữu, phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở; giao dịch về nhà ở; quản lý nhà nước về nhà ở tại Việt Nam.
Luật quy định, “Nhà nước ban hành cơ chế, chính sách miễn, giảm thuế, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng dài hạn với lãi suất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của Nhà nước để thực
hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội”4.
Chương IV của Luật Nhà ở cũng đã nêu rõ những đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ về nhà ở xã hội. Theo đó, có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước về NOXH gồm:
-“Người có cơng với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng;
- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nơng thơn;
- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;
- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở”5.
4 Luật Nhà ở 2014, NXB Chính trị quốc gia 5 Luật Nhà ở , NXB Chính trị quốc gia, 2014
Điều kiện quy định để được hưởng chính sách NOXH theo quy định của Luật này là:
-“ Những hộ gia đình chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình qn đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực;
- Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp khơng có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố…”6
Về công tác quản lý nhà nước, Luật Nhà ở cũng quy định rõ:“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn”7.
Như vậy, mọi chính sách chủ trương về NOXH trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ do UBND thành phố Hà Nội chịu trách nhiệmtổ chức thực hiện và tiến hành các công tác liên quan theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật cũng như chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả thực hiện các chương trình, chính sách nhà ở cụ thể.
Theo quy định của pháp luật, có 3 hình thức và thành phần tham gia đầu tư phát triển NOXH gồm Nhà nước; các doanh nghiệp, hợp tác xã và tư nhân, đầu tư để bán, cho thuê, thuê mua theo các đối tượng được hưởng ưu đãi ở trên. Nhà nước (trong một số trường hợp cụ thể là cấp chính quyền địa phương) sẽ phối hợp thực hiện và có chính sách để hỗ trợ ưu đãi về thuế, phí theo quy định; thực hiện cơng tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã và tư
6Luật Nhà ở , NXB Chính trị quốc gia, 2014
nhân tham gia xây dựng, phát triển NOXH nhằm bảo đảm các hoạt động trên theo đúng quy định của pháp luật, chính sách.
- Luật Xây dựng
Luật Xây dựng được Quốc hội ban hành lần đầu năm 2003 và được quốc hội Khóa 13 và 14 sửa đổi, thơng qua năm 2014 và năm 2020. Đây là văn bản luật quy định về quy trình lập, quy hoạch và các thủ tục về xây dựng nhà ở và các cơng trình khác. Trong đó có quy định về tỷ lệ diện tích đất dành cho NOXH trong các dự án nhà ở thương mại. Đây là một nội dung quan trọng, làm cơ sở cho thúc đẩy phát triển NOXH trên cả nước
Trên cơ sở Luật ban hành, các bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, ban hành nhiều nghị định, văn bản hướng dẫn cụ thể hóa theo ngành, lĩnh vực của mình quản lý, chủ yếu liên quan đến ngành xây dựng, tài nguyên môi trường, lao động – xã hội v.v. Nhà ở xã hội thực hiện trên địa bàn Hà Nội cũng phải triển khai thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng về quy hoạch, kế hoạch các thủ tục thu hồi, bố trí sử dụng đất, quy trình thủ tục về xây dựng.
- Về các văn bản dưới luật
Cụ thể hóa Luật Nhà ở 2005, từ năm 2009, Chính phủ đã đưa ra chính sách phát triển nhà ở xã hội, trong đó có việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho công nhân làm việc tại các khu công nghiệp, học sinh sinh viên và người dân có thu nhập thấp đang sinh sống tại các đô thị. Đây là vấn đề thực tiễn cần giải quyết trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, phát sinh những nhu cầu nhà ở mới cho các nhóm lao động, dân cư trong xã hội gắn với q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2127/QĐ- TTg ngày 30/11/2011 phê duyệt Chiến lược Phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược này đặt ra mục tiêu phát triển nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Bên cạnh đó là việc ban hành các thể
chế, chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nhà ở cho 8 nhóm đối tượng cần được hưởng chính sách hỗ trợ. Đây là định hướng chính sách quan trọng nhằm giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân, đặc biệt các nhóm đối tượng chính sách, góp phần cho mục tiêu chung phát triển của đất nước, thể hiện chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cụ thể hóa và đưa Luật nhà ở số 65/2014/QH13vào cuộc sống, ngày 20/10/2015 Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý NOXH thay thế Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Nghị định gồm 5 chương và 33 điều, quy định rất cụ thể và có hướng dẫn thực hiện những điều, khoản liên quan đến phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Nghị định đã quy định rất rõ diện tích tối thiểu mặt sàn đối với NOXH là phải từ tối thiểu là 25 m² sàn, tối đa là 70 m²sàn; quy định về thủ tục, quy trình lựa chọn chủ đầu tư, cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chủ đầu tư xây dựng NOXH; phương thức huy động, hỗ trợ vay vốn ưu đãi đối với các chủ đầu tư để xây dựng NOXH.
Nghị định cũng quy định rõ về vay vốn ưu đãi mua mới, cải tạo nhà ở cho các đối tượng; quy định về khung giá bán, giá cho thuê và các quy trình, thủ tục, hợp đồng thuế, mua; nguyên tắc, tiêu chí xét duyệt đối tượng v.v.
Cụ thể hóa Điều 16, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 532/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 về mức lãi suất cho vay ưu đãi của ngân hàng chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo sửa chữa nhà ở.
Mới đây, ngày 01/4/2021,Chính phủ đã ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ- CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
liên quan là những văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước khá chi tiết, cụ thể để các tỉnh, thành phố thực hiện quy hoạch và phát triển NOXH.
Bên cạnh đó cũng đề cập rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của Bộ Xây dựng, các bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh thành phố. Ngoài nhiêm vụ được giao cho Ngân hàng chính sách xã hội, một số ngân hàng thương mại cũng tham gia trong chương trình phát triển nhà ở xã hội, có các chính sách cho vay ưu đãi dành cho các đối tượng được hỗ trợ, cho vay đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia chương trình NOXH.