Bảng 2.8 Cơ cấu cán bộ công đoàn theo phân cấp
8. Kết cấu của luận văn
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công đoàn trên địa bàn quận Dương Kinh
3.2.2.1. Đối với cán bộ công đoàn chuyên trách (cấp trên cơ sở trực tiếp)
Những năm qua, đội ngũ cán bộ công đoàn các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập đã thể hiện được bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình, trách nhiệm, thường xuyên bám sát cơ sở, tổ chức tốt các hoạt động công đoàn, đóng vai trò then chốt, thúc đẩy các hoạt động công đoàn, thể hiện được vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Theo đó, để xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn vững mạnh, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, các cấp công đoàn trong tỉnh cần thực hiện tốt những giải pháp và nhiệm vụ cơ bản sau:
Một là, đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của cán bộ công đoàn.
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách lớn về cải cách tổ chức, bộ máy trong các cơ quan nhà nước nhằm nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, thu hút nhân tài có cơ hội tham gia các vị trí trong cơ quan, tổ chức nhà nước, theo đó góp phần nâng cao hiệu quả của các cơ quan nhà nước. Bối cảnh trên đã đặt ra cho tổ chức công đoàn nói chung và đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng nhiệm vụ hết sức nặng nề. Hoạt động của công đoàn phải vừa thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công chức viên chức và người lao động, vừa phải góp phần tích cực xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh; đồng thời, thúc đẩy phát triển góp
49
phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển.
Để thực hiện được những yêu cầu, nhiệm vụ đó, công đoàn các cấp, toàn thể cán bộ cần nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tầm quan trọng của cán bộ công đoàn đối với các phong trào thi đua và hoạt động công đoàn. Các cấp ủy, lãnh đạo cần chú trọng việc xây dựng, thực hiện chiến lược cán bộ công đoàn, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược cán bộ của Đảng trong tình hình mới.
Hai là, bổ sung, hoàn thiện chế độ, chính sách động viên, khuyến khích và bảo vệ cán bộ công đoàn.
Tiếp tục quan tâm và đề xuất với cấp có thẩm quyền nghiên cứu xây dựng các chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần đối với cán bộ công đoàn cơ sở. Đổi mới hệ thống chính sách cán bộ trước hết là phải giải quyết tốt chính sách tiền lương và chính sách thu hút nhân tài, phát triển tài năng. Cần có các thiết chế cụ thể đối với đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, phải tương xứng với trình độ, năng lực thực tế và khả năng đóng góp của cán bộ công đoàn đối với tổ chức và cơ quan, đơn vị.
Ba là, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công đoàn.
Đẩy mạnh việc bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng cho công chức, viên chức được quy hoạch trước khi giới thiệu bầu cử giữ các chức danh trong tổ chức công đoàn. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn để giúp cán bộ công đoàn có thể dễ dàng học tập, nghiên cứu và vận dụng trong quá trình công tác.
Bốn là, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với sự
50
lãnh đạo của Đảng, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh. Đội ngũ cán bộ công đoàn cần có chất lượng toàn diện, vừa có kiến thức rộng và sâu, vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có hiểu biết về công đoàn và pháp luật; có kỹ năng nắm bắt và nhạy bén xử lý nhanh các thông tin; thấu hiểu tình cảm, tâm tư, nguyện vọng của đoàn viên, NLĐ; biết tổ chức, tập hợp, thu hút NLĐ tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn Việt Nam. Muốn vậy, đội ngũ cán bộ cán bộ công đoàn cần được bồi dưỡng định kỳ, thường xuyên về quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tập trung các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ cán bộ công đoàn, nhất là năng lực đối thoại, thương lượng tập thể, ưu tiên đối thoại về tiền lương tại khu vực doanh nghiệp, phối hợp thực hiện quy chế dân chủ tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập. Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động.
Năm là, thực hiện tốt công tác chăm lo lợi ích cho đoàn viên, người lao động theo hướng phục vụ trực tiếp, đúng đối tượng đảm bảo quyền lợi gắn với trách nhiệm. Từ đó thu hút, tập hợp, gắn kết chặt chẽ đoàn viên, người lao động với tổ chức công đoàn; thực hiện thường xuyên công tác nắm tình hình đời sống, việc làm, thu nhập của CNVCLĐ.
Sáu là, rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ công đoàn, tổ chức kiện toàn kịp thời Ban Chấp hành công đoàn các đơn vị trực thuộc; thực hiện công tác quản lý đoàn viên trên phần mềm Quản lý đoàn viên công đoàn.
Công tác tổ chức luôn giữ vai trò hết sức quan trọng và quyết định đến mọi công việc của một cơ quan, tổ chức. Trong đó, công tác cải cách tổ chức bộ máy công đoàn cũng là một trong những nhiệm vụ cần phải tập trung giải quyết nhằm đảm bảo hoạt động công đoàn đáp ứng mọi yêu cầu, nhiệm vụ.