Đổi mới thể chế chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và tiến trình hội nhập kinh tế

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 43 - 45)

I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam

8. Tổng kết việc thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận

8.1. Đổi mới thể chế chính sách và đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu phát triển ngành và tiến trình hội nhập kinh tế

ứng yêu cầu phát triển ngành và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

a) Đổi mới thể chế chính sách

- Về đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận tải biển đến năm 2020, Bộ GTVT đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật hàng hải Việt Nam góp phần củng cố hành lang pháp lý, tạo điều kiện phát triển vận tải biển, trong đó có các chính sách liên quan đến tàu thuyền, thuyền viên, các kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hàng hải, … Từ năm 2015 đến 2020, Cục HHVN đã trình cơ quan có thẩm quyền

ban hành 118 văn bản quy phạm pháp luật (bao gồm 02 Luật, 18 Nghị định, 98 Thông tư) và 06 văn bản hợp nhất. Các văn bản QPPL đều được hoàn thành 100% tiến độ theo kế hoạch được giao, trong đó có một số văn bản được trình trước thời hạn, đảm bảo chất lượng văn bản, hàng năm, Cục HHVN tổ chức rà soát các quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp để thay thế hoặc bãi bỏ nhằm đảm bảo tính thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật trên thực tế. Trong những năm 2020 và 2021, giữa bối cảnh dịch bệnh Covid 19 diễn biển phức tạp, Cục HHVN đã ban hành các văn bản hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải hàng hải trong thời gian phòng chống dịch Covid-19.

- Nâng cao chất lượng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch, chính sách, chiến lược phát triển

b)Về cải cách thủ tục hành chính

Thực hiện chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ triển khai Chính phủ điện tử, cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, thông thoáng cho người dân và doanh nghiệp, trong những năm qua, Cục HHVN đã quyết liệt, đi đầu trong công tác cải cách thủ tục hành chính nói chung, thủ tục hành chính đối với hoạt động của tàu biển nói riêng, cụ thể:

- Việc thực hiện cắt, giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ Ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025 nhằm gỡ bỏ các rào cản không cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ GTVT đã công bố phương án cắt giảm, đơn giản các quy định về điều kiện kinh doanh tại Quyết định số 767/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2018. Trên cơ sở phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh được Bộ trưởng Bộ GTVT công bố tại Quyết định số 767/QĐ-BGTVT ngày 17/4/2018, Cục HHVN đã báo cáo Bộ GTVT trình Chính phủ ban hành các Nghị định: Nghị định số 147/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 (Theo Nghị định số 147/2018/NĐ-CP, có 02 thủ tục hành chính được bãi bỏ và 07 thủ tục hành chính được sửa đổi); Nghị định 159/2018/NĐ-CP (Theo Nghị định số 159/2019/NĐ-CP, có 02 TTHC được công bố bãi bỏ); Nghị định số 82/2019/NĐ-CP (Theo Nghị định số 82/2019/NĐ- CP, có 03 TTHC được công bố sửa đổi; 02 TTHC được công bố bổ sung: 02 TTHC được công bố bãi bỏ. Điều này là cơ hội để tạo sự đột phá về thể chế, cải cách hành

chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính và chính sách phát triển kinh tế biển, mang lại lợi ích trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp như: chính sách về hàng hải nói chung và chính sách về thuyền viên nói riêng; về hộ chiếu thuyền viên và đào tạo huấn luyện thuyền viên; về cảng biển, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng, cầu cảng được đầu tư bằng vốn nhà nước; về hoa tiêu hàng hải …

Nghị định 86/2020/NĐ-CP ngày 23/7/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 171/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển (sau đây gọi tắt là Nghị định số 171/2016/NĐ-CP trong đó yêu cầu hình thức mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu làm cho các doanh nghiệp vận tải nhà nước không thực hiện được việc mua bán tàu cũ là phương thức chủ yếu các chủ tàu Việt Nam thực hiện từ trước đến nay; việc giới hạn tuổi tàu dưới 15 tuổi mới được đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam cũng hạn chế bớt cơ hội mua tàu phù hợp, khai thác hiệu quả cho doanh nghiệp vì thực tế tàu biển dưới 15 tuổi có giá rất cao so với tàu trên 15 tuổi cùng công năng.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định tàu biển Việt Nam phải mang đăng kiểm Việt Nam điều này cũng không phù hợp với thông lệ hoạt động hang hải quốc tế. Trên thế giới có nhiều tổ chức đăng kiểm có uy tín được xếp hạng và nhiều quốc gia nhìn vào đăng kiểm tàu để quyết định biện pháp an toàn phù hợp với tàu đó và thường những tàu biển không mang cấp đăng kiểm uy tín được quốc tế công nhận các chính quyền hàng hải sẽ tăng cường giám sát, áp dụng các biện pháp an toàn bổ sung làm khó khăn cho các tàu Việt Nam.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)