Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 54 - 56)

I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam

8. Tổng kết việc thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận

8.5. Khuyến khích, thu hút đầu tư ngoài ngân sách

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, do vậy việc tranh thủ các mối quan hệ quốc tế, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển và phát triển dịch vụ hàng hải Việt Nam, tăng cường công tác hợp tác quốc tế giúp thúc đẩy ngành hàng hải Việt Nam phát triển trong giai đoạn tới, các giải pháp được đề xuất cụ thể như sau:

a)Tìm kiếm và tận dụng sự hỗ trợ đào tạo của các tổ chức quốc tế, các nước để đào tạo nguồn nhân lực của ngành hàng hải VN

Tích cực tranh thủ hợp tác với các quốc gia có ngành hàng hải phát triển và với các tổ chức hàng hải quốc tế để tận dụng sự hỗ trợ trong đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn hoặc dài hạn cho nguồn nhân lực của ngành bao gồm đội ngũ công chức quản lý nhà nước, giảng viên, sỹ quan kiểm tra nhà nước cảng biển, thuyền viên và sinh viên về chuyên môn và ngoại ngữ.

Hình thức thực hiện:

- Cử nhân sự đi nước ngoài để tập huấn, tham dự các hội nghị, hội thảo chuyên môn, đặc biệt đối với các hội nghị, hội thảo được phía nước ngoài tài trợ;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các khóa huấn luyện, bồi dưỡng chuyên ngành trong nước trong đó mời các chuyên gia của các tổ chức quốc tế về hàng hải hoặc từ các quốc gia có ngành hàng hải phát triển để giúp phổ biến, cập nhật thông tin, quy định về hàng hải và trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai thực hiện;

- Tổ chức các khóa đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành.

b) Thúc đẩy hợp tác với các quốc gia có thế mạnh về công nghiệp tàu thủy Ngành công nghiệp tàu thủy của Việt Nam còn thiếu tầm nhìn chiến lược, chương trình hành động cụ thể hướng đến phát triển ngành công nghiệp phù hợp với diễn biến phát triển mang tính chu kỳ của ngành công nghiệp đóng tàu thế giới, chưa phát triển bền vững; năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) còn yếu, đội ngũ kỹ sư thiết kế, kỹ sư đóng tàu yếu; năng lực quản lý và tổ chức sản xuất còn yếu.

Do vậy, để thúc đẩy ngành công nghiệp tàu thủy, trong thời gian tới, Cục HHVN sẽ thúc đẩy hợp tác với các quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực này như Na Uy, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hình thức thúc đẩy hợp tác thông qua: xây dựng các bản ghi nhớ hợp tác trong đó có trao đổi chuyên gia, trao đổi các đoàn công tác, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành và cử nhân sự đi đào tạo tại các quốc gia trên.

Để nâng cao hiệu quả gia nhập và triển khai các công ước quốc tế có liên quan đến ngành hàng hải, trước tiên cần chủ trì phối hợp một cách tích cực để triển khai quy định của các công ước quốc tế đã gia nhập thông qua việc nội luật hóa các quy định trong nước, hướng dẫn và phổ biến đến cộng đồng hàng hải trong nước đảm bảo tuân thủ đầy đủ nhằm giảm thiểu tàu Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài...; bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu xem xét đề xuất gia nhập mới các công ước, văn kiện quan trọng, cần thiết khác của IMO có ảnh hưởng lớn đến hoạt động hàng hải trong nước. Có như vậy, việc gia nhập và triển khai các công ước quốc tế mới thực sự có hiệu quả, có giá trị thực tiễn, phục vụ cho hoạt động hàng hải trong nước.

Đối với việc đàm phán, ký mới hiệp định, thỏa thuận hoặc sửa đổi các hiệp định đã ký, nâng cao hiệu quả của công tác này thông qua việc: chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để triển khai một cách hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã ký; xem xét nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định vào các hiệp định đã ký để giúp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu xem xét nhu cầu đàm phán, ký mới với các nước khác trên cơ sở thực tiễn để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hàng hải Việt Nam trong hoạt động giao thương với nước đó.

c) Tăng cường hợp tác đa phương

Tham gia sâu, rộng, thường xuyên và thể hiện vai trò chủ đạo của Việt Nam tại các hội nghị, diễn đàn hàng hải của IMO và các tổ chức quốc tế liên quan tại khu vực và trên thế giới như IALA, APEC, ASEAN, Tokyo MOU… nhằm nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trong cộng đồng hàng hải quốc tế, góp phần giải quyết các vướng mắc của ngành. Chủ động liên lạc, tạo lập quan hệ và hợp tác với các tổ chức quốc tế, các hiệp hội ngành nghề, để tìm kiếm nguồn tài trợ và hợp tác kỹ thuật trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải cũng như đào tạo nguồn nhân lực.

Cử cán bộ theo dõi IMO thường trú tại Anh (địa điểm đặt trụ sở của IMO); cử nhân sự đủ năng lực tham gia trong các ủy ban chuyên môn của IMO và các tổ chức chuyên môn hàng hải có liên quan khác với tư cách là thành viên, để thực hiện việc tham gia sâu hơn vào các hoạt động chuyên môn của IMO, hướng tới việc chuẩn bị để Việt Nam tham gia tranh cử Hội đồng IMO - Nhóm C vào thời điểm thích hợp.

d) Tăng cường hợp tác song phương

Chủ động liên lạc, tạo lập quan hệ và hợp tác với các quốc gia có biển để tìm kiếm nguồn tài trợ và hợp tác kỹ thuật trong phát triển cơ sở hạ tầng hàng hải cũng như đào tạo nguồn nhân lực; tăng cường hợp tác với các quốc gia đang có mối quan hệ về hàng hải hiện hữu đặc biệt với các quốc gia láng giềng, các quốc gia trong ASEAN, Châu Á, các quốc gia có thế mạnh về hàng hải thông qua việc gặp gỡ, tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề để trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm hay.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)