I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam
8. Tổng kết việc thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận
8.6. Tái cơ cấu và cổ phần hóa doanh nghiệp
a) Tiếp tục thực hiện việc tái cơ cấu Tổng công ty Hàng hải Việt Nam theo Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ bảo đảm cơ cấu hợp lý, tập trung vào 03 lĩnh vực chính là vận tải biển, khai thác cảng biển và dịch vụ hàng hải.
VIMC đã cơ bản hoàn thành công tác tái cơ cấu theo Quyết định số 276/QĐ- TTg ngày 04/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tình hình tài chính, hoạt động kinh
doanh đã có sự cải thiện và ổn định. Tổng công ty tiếp tục thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 27/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh 05 năm giai đoạn 2016 – 2020.
VIMC đã khắc phục được tình trạng thua lỗ của giai đoạn trước. Lỗ giai đoạn 2011 - 2015 lên tới 18.000 tỷ đồng, đặc biệt là năm 2012 - 2013, mỗi năm lỗ 7.000 - 8.000 tỷ đồng. Đến năm 2015, VIMC đã bắt đầu có lãi, đến năm 2017, lợi nhuận toàn Tổng công ty đạt 969 tỷ đồng (gấp 15 lần lợi nhuận năm 2015). Giai đoạn 2016 - 2020, lợi nhuận toàn Tổng công ty ước đạt 2.700 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước hơn 4.800 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, vốn chủ sở hữu đã được bù đắp, bảo toàn và phát triển. Vốn chủ sở hữu tại Tổng công ty năm 2014 là âm 9.000 tỷ đồng, năm 2015 là 6.500 tỷ đồng nhưng đến hiện tại, vốn chủ sở hữu đã tăng lên 12.300 tỷ đồng. Mục tiêu đến năm 2025 là đơn vị hàng đầu trong cung cấp dịch vụ chuỗi logistics trọn gói tại Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2030, giữ vị trí số 1 của ngành hàng hải Việt Nam, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh cao trong khu vực Châu Á và có phạm vi hoạt động toàn cầu.
Với việc triển khai đồng bộ các chủ trương, giải pháp cơ cấu quyết liệt và hiệu quả, vốn nhà nước đầu tư tại Tổng công ty hiện đã được bù đắp, bảo toàn và tăng trưởng lên mức 11.941 tỷ đồng (năm 2014, vốn chủ sở hữu của Tổng công ty âm 9.000 tỷ đồng). Với hệ thống cảng biển quy mô lớn, đội tàu vận tải biển và các doanh nghiệp logistics đồng bộ, có mạng lưới hơn 30 đơn vị thành viên, Tổng Công ty Hàng hải vẫn đang giữ vững vị trí là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng hải Việt Nam. Khối doanh nghiệp kinh doanh cảng biển của VIMC tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng. Năm 2020, sản lượng hàng hóa thông qua các cảng biển của VICM đạt 108,2 triệu tấn, tăng bình quân 6,8%/năm. Lợi nhuận trước thuế của khối cảng biển năm 2019 là 1.118 tỷ đồng, năm 2020 dự kiến đạt 1.277 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của một số cảng biển đạt tỷ lệ cao; các doanh nghiệp dịch vụ hàng hải duy trì kinh doanh lãi.
b) Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo Quyết định số 1224/QĐ-TTg ngày 26/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam.