Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 61 - 63)

I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam

8. Tổng kết việc thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận

8.10. Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo

a) Nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện đội ngũ thuyền viên

- Xây dựng các quy chế quản lý, kiểm soát chất lượng độc lập để thực hiện các chức năng quản lý chất lượng đào tạo chuyên môn đối với tất cả các cơ sở đào tạo.

- Kiểm tra, đánh giá các cơ sở đào tạo, huấn luyện, cơ sở tuyển dụng và cung ứng thuyền viên, bảo đảm nguyên tắc cơ sở đào tạo, huấn luyện nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên mới được tiến hành đào tạo huấn luyện theo quy định.

- Về giáo trình và tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập được biên soạn, cập nhật kịp thời, được Hội đồng thẩm định của cơ sở đào tạo thông qua trước khi đưa vào sử dụng; các học phần đào tạo theo tín chỉ đều đầy đủ học liệu và đưa lên thư viện điện tử để phục vụ công tác học tập và nghiên cứu khoa học.

- Trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành cho học viên ngày càng được chú trọng, đầu tư như các hệ thống mô phỏng hải đồ điện tử, mô phỏng tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí hóa lỏng, xuồng cứu sinh tự phóng,…giúp nâng cao chất lượng đào tạo, gắn với thực tế công việc.

- Sửa đổi, bổ sung các chương trình đào tạo thuyền viên theo đúng yêu cầu của Công ước STCW 1978/2010 và các chương trình mẫu của IMO (IMO Model course) nhằm đào tạo đội ngũ nhân lực hàng hải chất lượng cao (chuyên môn, ngoại ngữ) phục vụ cho ngành Hàng hải trong nước và xuất khẩu thuyền viên cho các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Bộ GTVT phối hợp với Cục HHVN và các cơ sở đào tạo, huấn luyện thuyền viên đã xây dựng và ban hành Quyết định số 2908/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2018 về việc ban hành Chương trình đào tạo, huấn luyện thuyền viên, hoa tiêu hàng hải và bộ ngân hàng câu hỏi, hướng dẫn trả lời câu hỏi thi sỹ quan hàng hải, tiếng Anh hàng hải. - Xây dựng Chương trình đào tạo Thủy thủ trực ca, Thợ máy trực ca chất lượng cao trên các tiêu chuẩn kỹ năng cần thiết đáp ứng theo Công ước STCW 78/2010, rút kinh nghiệm từ các chương trình đào tạo đang thực hiện, kinh nghiệm thực tế. Đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động, các chương trình đã được rút gọn hơn so với các chương trình đào tạo trước đây, thời lượng dành cho thực

hành được tăng lên đáng kể (chương trình sơ cấp nghề thời lượng thực hành chiếm 84%, chương trình trung cấp nghề chiếm 66%, chương trình Cao đẳng nghề chiếm 67%), giảm bớt thời gian học lý thuyết, tập trung vào các môn học, mô đun giúp cho sinh viên rèn luyện các kỹ năng cần thiết áp dụng ngay vào thực tế công việc, giảm thời lượng các môn học đại cương, các môn học chưa áp dụng ngay vào thực tế công việc của thủy thủ. Chương trình đào tạo đáp ứng được định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất.

- Tuyển dụng và đào tạo lại đội ngũ giảng viên tại các trường hàng hải, đảm bảo trình độ năng lực và khả năng chuyên môn theo quy định của Công ước. Các cơ sở đào tạo đã thực hiện xây dựng Đề án chiến lược phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; cử giáo viên tham dự các khóa đào tạo tại nước ngoài theo chương trình hợp tác quốc tế; ban hành quy chế về nâng cao trình độ ngoại ngữ của giảng viên tiếng Anh, giảng viên chuyên ngành, để có thể giảng dạy một số môn bằng tiếng Anh từ năm học tới; tiếp tục duy trì Hệ thống quản lý chất lượng ISO; Đề án thí điểm đào tạo sỹ quan hàng hải không qua cấp đào tạo đại học, cho đến nay đã có 52 sinh viên đang đi tàu và thực tập sỹ quan trên các tàu biển.

- Tăng cường phối hợp và gắn kết giữa đơn vị sử dụng thuyền viên với các cơ sở đào tạo để đảm bảo nhân lực có kiến thức và kỹ năng sát với như cầu thực tế công việc và sử dụng hiệu quả ngay nguồn nhân lực đã được đào tạo.

- Kiểm tra, giám sát công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành để đảm bảo các cơ sở đào tạo tuân thủ đúng theo quy định, nâng cao chất lượng đầu ra.

- Tăng cường hợp tác quốc tế với Tổ chức hàng hải thế giới, các trường đào tạo ngành hàng hải trong khu vực và trên thế giới nhằm tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Kết quả đào tạo, huấn luyện thuyền viên từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2020: 5095 sỹ quan vận hành; 4157 sỹ quan quản lý; 2456 thuyền trưởng, máy trưởng; 256 sỹ quan kỹ thuật điện; 134 hoa tiêu hàng hải cơ bản; 109 hoa tiêu hàng hải nâng cao.

b) Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức

Công tác đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức được chỉ đạo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực tài chính và con người hiện có, tạo sự chủ động và tăng cường trách nhiệm của đơn vị, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả chống lãng phí.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)