Giải quyết về tái cơ cấu, nâng cao năng lực công nghiệp tàu thủy

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 53 - 54)

I. Thực trạng hoạt động vận tải biển của Việt Nam

8. Tổng kết việc thực hiện Quyết định 1481/QĐ-BGTVT ngày 27/4/2015 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu vận

8.4. Giải quyết về tái cơ cấu, nâng cao năng lực công nghiệp tàu thủy

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với ngành công nghiệp tàu thủy, do chịu ảnh hưởng của thiên tai và đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Thị trường đóng tàu, vận tải biển đều chưa phục hồi, các đơn hàng mới với các đối tác nước ngoài ký được không lớn. Đối với thị trường trong nước, do đầu tư giai đoạn này không hiệu quả nên các chủ tàu trong nước đều dừng hoặc giãn tiến độ triển khai đóng mới. Trong bối cảnh thị trường đóng mới ngưng trệ, khối sửa chữa của các đơn vị vẫn duy trì khá đều đặn, việc đẩy mạnh hoạt động sửa chữa đã phần nào bù đắp được doanh thu thiếu hụt từ hoạt động đóng mới. Tuy nhiên, với việc khan hiếm đơn hàng cả đóng mới và sửa chữa đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và quỹ việc làm của nhiều đơn vị. SBIC vẫn tiếp tục các giải pháp hiệu quả theo sự chỉ đạo của cấp trên để thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu.

Quy định về phá dỡ tàu cũ: Như chúng ta đã biết các tàu có tuổi thọ trung bình từ 25 - 30 năm và khi hết hạn phục vụ, chúng sẽ được phá dỡ. 90% tàu cũ trên thế giới hiện được phá dỡ tại các nước châu Á như: Ấn Độ, Bangladesh, Trung Quốc, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ. Phá dỡ tàu cũ được xem như một ngành công nghiệp "tái

sinh đời thép", phá dỡ lại đòi hỏi rất nhiều nhân công, giải quyết lượng lao động phổ thông lớn. Từ những năm 1960, những con tàu đầu tiên đã được phá dỡ tại VN, chi phí đầu tư và nhân công thấp đã biến nghề phá dỡ tàu cũ thành một ngành kinh doanh đem lại nhiều lợi nhuận cho không ít doanh nghiệp với chi phí đầu tư thấp và cần lượng công nhân lớn, thu hút hàng nghìn lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp, đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, phá dỡ tàu biển tại VN vẫn còn một số tồn tại bất cập:

Đối với tàu biển VN, khi triển khai thực hiện thì hầu hết cơ sở phá dỡ tàu biển đang có nhu cầu phá dỡ trên địa bàn thành phố đều thiếu điều kiện thủ tục hành chính về đất đai, môi trường, chưa được cấp phép hoạt động nên đến nay vẫn chưa triển khai thực hiện được.

Đối với tàu biển nước ngoài do DN VN đầu tư: Nhiều chủ tàu đã mua tàu quá tuổi quy định của VN, làm thủ tục treo cờ nước ngoài để khai thác sau vài năm bán sắt vụn vẫn có lãi trong giai đoạn có nhiều nguồn hàng, giá cước tốt. Tuy nhiên, khi vận tải biển khủng hoảng nên lâm vào tình cảnh bán tàu không ai mua, phá dỡ tàu tại VN thì vướng luật, đưa tàu ra nước ngoài phá dỡ thì tiền thu được từ phá dỡ không đủ chi phí để đảm bảo điều kiện đi biển của tàu.

Hiện Việt Nam có 82 cơ sở đóng tàu đủ các điều kiện hoạt động được công bố nhưng mới chỉ có 2 cơ sở được cho phép phá dỡ tàu cũ với công suất rất nhỏ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc ngay cả tàu biển treo cờ VN cũng không đủ điều kiện để “được” phá dỡ ở trong nước.

Do đó, cần có các qui định về phá dỡ tàu biển phù hợp trong thời gian tới để chủ các chủ tàu có thể sớm tái cơ cấu và phát triển đội tàu của mình.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)