Thị trường vận tải biển của quốc tế trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 65 - 67)

II. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển đội tàuvận tải biển quốc tế

1. Thị trường vận tải biển của quốc tế trong những năm gần đây

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực kéo dài, ngành vận tải biển thế giới trong suốt giai đoạn 2008 đến 2020 vẫn chưa phục hồi mạnh mẽ. Trong giai đoạn thị trường phát triển “nóng” vào những năm 2005 - 2007, nguồn cung tàu tăng quá cao dẫn tới tình trạng mất cân bằng cung cầu nghiêm trọng khi thị trường rơi vào suy thoái kể từ cuối năm 2008 kéo theo giá cước giảm sâu tại tất cả các phân khúc tàu dầu, tàu hàng khô và tàu container. Chỉ số tàu hàng khô BDI (Baltic Dry Index) rơi xuống đáy 290 điểm vào ngày 11/2/2016, mức thấp nhất trong hơn 30 năm qua, chỉ bằng 2,45% so với thời điểm cao nhất năm 2008, và trong suốt 4 năm từ 2016-2020 BDI chủ yếu dao động ở dưới mức 1.500 điểm. Trong giai đoạn này, chỉ số tàu dầu sản phẩm BCIY (Baltic Clean Tanker Index) cũng dao động ở mức rất thấp, chủ yếu từ 500-720 điểm, thậm chí xuống tới 306 điểm vào ngày 1/10/2020, mức thấp kỷ lục trong vòng 20 năm qua, còn chỉ số tàu container World Container Index từ năm 2016 đến nửa đầu năm 2020 chỉ dao động ở mức dưới 2.000 USD/FEU.

Nguồn: Baltic Exchange

Biểu đồ 2: Diễn biến chỉ số tàu dầu sản phẩm Baltic Clean Tanker Index

Nguồn: Drewry

Biểu đồ 36: Diễn biến chỉ số World Container Index

Nguồn: Drewry

Ngoài ra, hoạt động vận tải biển giai đoạn này chịu tác động rất lớn từ các diễn biến kinh tế chính trị khác như chiến tranh thương mại Trung Mỹ, căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Iran, khủng hoảng chính trị lan rộng ở Bắc Phi, khủng hoảng

hạt nhân tại bán đảo Triều Tiên, thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản, suy thoái kinh tế của Trung Quốc và diễn biến phức tạp của sự kiện Anh rời khỏi EU …càng làm cho nền kinh tế thế giới suy thoái. Thêm vào đó, hầu hết các chi phí đầu vào đều tăng như lãi suất vốn vay, chênh lệch tỷ giá, phụ tùng, vật tư, chi phí sửa chữa, đặc biệt là chi phí nhiên liệu và các chi phí phát sinh xuất phát từ việc thực hiện quy định giảm lượng khí phát thải của IMO 2020…ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh khai thác. Nhiều hãng tàu lớn trên thế giới rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí bị phá sản như hãng tàu Hanjin của Hàn Quốc.

Bước sang năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc và lan rộng trên toàn cầu, thị trường vận tải biển vốn đang diễn biến thiếu tích cực lại tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề với nhu cầu sụt giảm nghêm trọng tại cả 3 phân khúc tàu khô, tàu dầu và tàu container. Tuy nhiên, kể từ giữa năm 2020, thị trường bắt đầu khởi sắc trở lại, dẫn đầu là thị trường vận chuyển container kể từ giữa năm 2020 và sau đó là thị trường tàu hàng khô vào đầu năm 2021. Chỉ số World Container Index đã tăng lên gấp hơn 5 lần, đạt 10.377 USD/FEU vào cuối tháng 9/2021; còn chỉ số BDI đã vượt qua mốc 5.000 điểm, mốc cao nhất kể từ năm, đạt 5.409 điểm vào đầu tháng 10/2021. Còn thị trường tàu dầu mặc dù tăng mạnh kể từ tháng 3/2020 khi các hoạt động đầu cơ, tích trữ dầu giá rẻ trở nên sôi động kéo theo giá cước tăng đến mức kỷ lục từ 20-60% trên nhiều tuyến vận chuyển, chỉ số BCIY đạt tới 1911 điểm, mức cao nhất trong lịch sử, nhưng ngay sau đó, thị trường sụt giảm rất mạnh kể từ tháng 5/2020 và duy trì ở mức thấp dưới 650 điểm cho đến hiện tại.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)