Thách thức của đội tàuvận tải biển hoạt động mang cờ quốc tịch Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 80 - 82)

II. Kinh nghiệm và xu hướng phát triển đội tàuvận tải biển quốc tế

4. Thách thức của đội tàuvận tải biển hoạt động mang cờ quốc tịch Việt Nam

- Những hãng tàu biển lớn nước ngoài đã trải qua quá trình sát nhập, tái cơ cấu mạnh mẽ trong những năm qua nên càng trở nên mạnh mẽ và sẽ chiếm vị trí chi phối đem lại chất lượng dịch vụ tốt với giá cả phải chăng tạo tính cạnh tranh cao nên giữ được các khách hàng lớn, quan trọng. Điều này càng làm cho các chủ tàu Việt Nam chen chân vào chuỗi vận chuyển quốc tế.

- Chuỗi cung ứng logistic ngày càng phát triển và yêu cầu về chất lượng dịch vụ ngày càng cao nên mang lại nhiều cơ hội cho các chủ tàu lớn của nước ngoài, các chủ tàu nhỏ ngày càng gặp nhiều khó khăn.

- Năng lực của nhà xuất khẩu Việt Nam còn nhỏ lẻ, hiểu biết pháp luật quốc

tế còn rất yếu, kinh nghiệm thương mại quốc tế hạn chế nên ưu tiên thực hiện phương

thức mua CIF bán FOB và hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện dẫn tới cơ hội vận chuyển dành cho các hang tàu nước ngoài. - Kinh nghiệm, mạng lưới và nguồn lực tài chính để khai thác tàu container đòi hỏi rất cao nên khó có chủ tàu Việt Nam đáp ứng được nên việc khai thác container tuyến quốc tế sẽ còn rất nhiều hạn chế.

- Đội tàu Việt Nam chủ yếu tàu nhỏ và tuổi cao nên tình trạng kỹ thuật kém, tính cạnh tranh quốc tế rất thấp. Trong khi các yêu cầu về an toàn hàng hải, an ninh hang hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của quốc tế ngày càng nâng cao, khắt khe hơn nên càng khó cho đội tàu Việt Nam. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới ngày càng mạnh mẽ trong công tác đóng, khai thác tàu.

Các cam kết mở cửa mạnh mẽ trong các Hiệp định thương mại tự do, ngay tại thị trường Việt Nam các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp của các quốc gia vốn rất mạnh về dịch vụ logistics với những đội tàu lớn, hiện đại, chiếm thị phần đáng kể trên thị trường vận tải biển thế giới. Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại theo xu hướng hình thành ngành logistics trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 để nâng cao sức cạnh tranh,

nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá, phí các dịch vụ. Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường đầu tư phát triển dịch vụ hỗ trợ vận tải biển và các phương thức vận tải khác đồng bộ với hệ thống cảng biển nhằm giảm chi phí, nâng cao sản lượng vận tải, phát huy tối đa lợi thế về vị trí của các cảng biển để cạnh tranh hiệu quả.

Số lượng các công ty quản lý tàu nhiều song quy mô nhỏ (quản lý 1-2 tàu có trọng tải 1000-5000 tấn), nguồn nhân lực vật lực hạn chế (nguồn vốn chủ yếu là đi vay ngân hàng, phân bố ở các vùng xa không có nguồn nhân lực đủ trình độ). Các chủ tàu và công ty loại này thường có ngoại ngữ và trình độ tiếp cận, cập nhật các quy định luật pháp Việt Nam và của quốc tế hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong hàng hải (một số chủ tàu chuyển sang từ lĩnh vực kinh doanh khác như khai thác khoáng sản, kinh doanh khách sạn, bất động sản, nhà hàng v.v...), đặc biệt là kinh nghiệm quản lý an toàn, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

- Các doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng với lãi suất cao nên tạo gánh nặng về tài chính cho các doanh nghiệp.

- Việc gia nhập EVFTA, Việt Nam cam kết mở cửa thị trường vận tải nội địa đối với container rỗng cho các hãng tàu châu âu được vận chuyển sẽ làm cho các hãng tàu nội địa của Việt Nam bị mất thị phần này.

Một phần của tài liệu ĐỀ ÁN XÂY DỰNG ĐỘI TÀU BIỂN VIỆT NAM MỚI NHẤT (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)