G= (100−𝑊) 𝑚
2.3.7 Thí nghiệm 5: Khảo sát nhiệt độ môi trường nuôi cấy nấm mốc
Mục đích: Khảo sát sự thay đổi hoạt tính enzyme cellulase khi thay đổi nhiệt độ
môi trường nuôi cấy.
Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm tiến hành với 1 nhân tố.
Nhân tố B: Nhiệt độ môi trường nuôi cấy nấm mốc B1: 300C B3: 400C B5: 500C B2: 350C B4: 450C
Số nghiệm thức: 5
Số mẫu thí nghiệm: 5 x 3 lần lặp lại = 15 mẫu.
Nuôi cấy trên môi trường lỏng
A7 A6 A5 A4 A3 A2 A1
Thu nhận dịch enzyme thô Xác định hoạt tính cellulase
51
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Chủng nấm mốc
Hình 2.11 Sơ đồ nghiên cứu sự ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy đến hoạt lực enzyme cellulase
Cách tiến hành: 200 g khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ, thêm 1 lít nước cất. Đun sôi và
đợi 30 phút. Sau đó lọc lấy dịch lấy 200 ml dịch cho vào 5 erlen 250 ml và chỉnh pH bằng 5. Đậy nút bông lại và mang đi hấp khử trùng ở nhiệt độ 1210C, 30 phút. Khi hấp xong lấy ra làm nguội và cấy vào đó 8 ml dịch nấm mốc đã được đếm với mật độ 7- 8x107 CFU/ml. Nuôi cấy trong thời gian đã xác định ơ thí nghiệm 4 ở nhiệt độ được bố trí từ 300C 500C. Ở mỗi chế độ nhiệt độ, lấy 14 ml dịch enzyme đi ly tâm 10.000 v/p ,15 phút, sau đó lọc qua vải lọc. Dịch enzyme thô đem đi xác định hoạt tính cellulase. Dựa vào hoạt tính cellulase để chọn nhiệt độ nuôi cấy thích hợp.
Chỉ tiêu theo dõi: Hoạt tính enzyme cellulase
Kết quả thu nhận: Chọn được nhiệt độ nuôi cấy thích hợp mà tại đó hoạt tính
cellulase là cao nhất.