đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng đƣờng biển trong dịch vụ logistics
Pháp luật về hợp đồng chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hầu hết các giao dịch trong xã hội, đều liên quan đến hợp đồng. Mục đích của pháp luật về hợp đồng là nhằm bảo vệ quyền tự do ý chí của các bên. Quyền tự do ý chí này chỉ bị hạn chế bởi một số ngoại lệ nhằm bảo vệ trật tự công hoặc nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của bên thứ ba [45] .
Pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện nay đƣợc quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhƣ Bộ luật Dân sự, Luật Thƣơng mại, Luật Kinh doanh bảo hiểm…, tuy nhiên, Bộ luật Dân sự đƣợc coi là luật gốc quy định các
nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quy định về hợp đồng trong Bộ luật Dân sự đƣợc áp dụng chung cho tất cả các loại hợp đồng, không phân biệt hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế, hợp đồng có mục đích kinh doanh hay hợp đồng nhằm đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện nay, tuy có một số hạn chế nhất định đang đƣợc các nhà làm luật tiếp tục sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với thực tiễn xã hội nhƣng nhìn chung đƣợc xem là khá tiến bộ và phù hợp với xu hƣớng phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ hiện nay [45].
Bộ luật Dân sự năm 2015 ra đời đã khẳng định vị trí “luật gốc” của Bộ luật trong một hệ thống pháp luật dân sự thống nhất. Cùng với Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật thƣơng mại, Bộ luật hàng hải, và nhiều đạo luật khác đƣợc ban hành sau đó đã thể hiện tính thống nhất của hệ thống luật tƣ (luật dân sự) ở Việt Nam và đặc biệt đã ghi nhận một cách đầy đủ các quyền con ngƣời về dân sự. Việc Bộ luật 2015 ra đời giúp đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính về hàng hải, cảng biển, hoạt động vận chuyển và từ đó doanh nghiệp có thể phát huy tối đa mọi nguồn lực [46].
Hệ thống pháp luật về hàng hải của Việt Nam sau khi Bộ luật hàng hải năm 2015 ra đời bao gồm số lƣợng văn bản khá lớn và tƣơng đối đồng bộ. Các văn bản của Việt Nam thể hiện sự tham khảo, học hỏi có chọn lọc các điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, song phƣơng và khu vực. Điều đó góp phần tạo hành lang pháp lý để các hãng vận chuyển và tàu biển quốc tế tiếp cận với mảnh đất giàu tiềm năng vận chuyển này. Đó cũng là công cụ pháp lý thuận tiện để Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế. Không bênh vực các nhà vận chuyển Việt Nam dù khả năng vận chuyển của doanh nghiệp vận chuyển Việt Nam chỉ chiếm 15% khối lƣợng vận chuyển quốc tế bằng đƣờng biển trên lãnh thổ, hệ thống pháp luật giúp tạo sự cạnh tranh bình đẳng để các doanh
nghiệp vƣơn lên và tiếp cận các thị trƣờng quốc tế khác. Các quy định trong Bộ luật hàng hải 2015 đều phù hợp với pháp luật hàng hải các nƣớc và thông lệ hàng hải quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu biển của các nƣớc đến hoạt động ở Việt Nam và cũng tạo điều kiện cho các chủ tàu và chủ hàng mau chóng thích nghi với các thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó Việt Nam có tham gia nhiều điều ƣớc quốc tế đa phƣơng, song phƣơng. Hệ thống điều ƣớc này đã trở thành một bộ phận chủ yếu điều chỉnh về việc vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển. Điều ƣớc song phƣơng chiếm một phần không nhỏ có vai trò thể hiện sự thỏa thuận giữa hai quốc gia, qua đó vừa bảo vệ lợi ích quốc gia vừa thúc đẩy cho các hãng tàu nƣớc ngoài đến Việt Nam. Đặc biệt là sự thỏa thuận song phƣơng trong lĩnh vực vận tải đa phƣơng thức. Việc tham gia những thỏa thuận đó giúp các doanh nghiệp vận tải đa phƣơng thức dễ dàng vận chuyển hàng hóa liên thông qua các vùng lãnh thổ của các quốc gia khác không có đƣờng biển, doanh nghiệp cũng tạo thêm uy tín và niềm tin với khách hàng. Tuy nhiên, trong việc ký kết các hiệp định song phƣơng cũng cần phải tạo tính mở và linh hoạt để tạo tiền đề cho quá trình hội nhập quốc tế, việc tham gia các điều ƣớc khu vực và quốc tế.
Mặc dù Việt Nam đã tham gia ký kết hai mƣơi (20) công ƣớc với Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO), một công ƣớc của Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, và nhiều hiệp định quốc tế khác …nhƣng chƣa có điều ƣớc quốc tế điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực vận chuyển hàng hóa quốc tế nào Việt Nam tham gia. Có hai cách để nội luật hóa pháp luật quốc tế vào quốc gia: trực tiếp tham gia các điều ƣớc quốc tế hoặc chuyển hóa trong các quy định của luật quốc gia. Pháp luật về hàng hải mới chỉ chuyển hóa một phần các điều ƣớc đó vào pháp luật quốc gia mà Việt Nam chƣa trực tiếp tham gia.Việc là thành viên của một Công ƣớc tạo điều kiện cho các điều ƣớc đó đƣợc áp dụng trực tiếp tại Việt Nam, tạo thêm
điều kiện để các doanh nghiệp, tổ chức nƣớc ngoài không ngần ngại việc hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
Qua thực trạng về ký kết và thực hiện các hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển cho thấy hệ thống văn bản hƣớng dẫn về hàng hải thì nhiều nhƣng lƣợng văn bản hƣớng dẫn cấp Chính phủ về các chế định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển thì lại rất hạn chế. Hiện nay, pháp luật về hàng hải Việt Nam một mặt vừa học hỏi các quy định của thông lệ hàng hải quốc tế vừa có những chế định đặc thù riêng. Điều này là phù hợp với thực tế chung. Tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu sót trong tình trạng văn bản hƣớng dẫn còn thiếu này. Rồi vấn đề giải quyết tranh chấp quy định chƣa thực sự rõ ràng. Các phƣơng thức giải quyết tranh chấp còn chung chung chƣa cụ thể. Vấn đề vận đơn, mà cụ thể là vận đơn đƣờng biển còn thiếu quy định hƣớng dẫn và giải quyết.
Nhƣ vậy, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển là tƣơng đối hệ thống và phù hợp. Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu nhất liên quan đến hợp đồng vận chuyển quốc tế bằng đƣờng biển thì cần đƣợc điều chỉnh bằng hệ thống văn bản pháp lý chi tiết, cụ thể hơn. Học hỏi thông lệ quốc tế để các quy định pháp luật Việt Nam về vấn đề này tạo ra đƣợc khung pháp lý ổn định, vững chắc giúp Việt Nam phát triển và tham gia vào thị trƣờng thế giới; đồng thời cũng tạo môi trƣờng pháp lý thân thiện để các bạn hàng ngoài nƣớc, những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hƣớng đến hợp tác với Việt Nam.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN TRONG
DỊCH VỤ LOGISTICS