2.2 Tổng quan về nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc
2.2.2 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015
Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 lần này đƣợc đánh giá cao về mục tiêu, quan điểm xây dựng Bộ luật là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của đất nƣớc ta hiện nay. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 đã có nhiều đột phá quan trọng, góp phần triển khai thi hành các quan điểm, đƣờng lối, chính sách của Đảng, đặc biệt thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013, các cam kết quốc tế của Việt Nam về tôn trọng, công nhận, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân trong lĩnh vực dân sự, xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế. Qua đó, phát huy đƣợc vị trí, vai trò của Bộ luật dân sự Việt Nam thực sự trở thành luật chung, luật nền của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đƣợc hình thành trên nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng và tự chịu trách nhiệm giữa các bên tham gia; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta [38] .
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 đƣợc Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2017. Đây là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự đƣợc hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm của các bên tham gia quan hệ đó [39, tr.25] .
Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định về các giao dịch dân sự và trong đó có phần về hợp đồng vận chuyển. Các chế định của bộ luật có khả năng áp dụng vào hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển chủ yếu là quy định về “hợp đồng vận chuyển hàng hóa” và “trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại”.
Theo quy định tại Điều 530 – Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vận chuyển tài sản nhƣ sau:“Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm
đã định theo thỏa thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển.”
Hợp đồng vận chuyển tài sản có thể đƣợc giao kểt bằng lời nói hoặc bằng văn bản. Trong trƣờng hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định hợp đồng phải đƣợc lập thành văn bản, thì các bên phải tuân theo hình thức đó. Trong hợp đồng vận chuyển tài sản, nếu có vận đơn thì vận đơn là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng giữa các bên. Đối tƣợng của việc vận chuyển tài sản có thể là các loại động sản gồm: tài sản các loại, gia súc, gia cầm… có thể đƣợc vận chuyển bằng các phƣơng tiện giao thông. Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ giao tài sản cho bên vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm và đóng gói theo đúng quy cách đã thoả thuận. Nếu hàng hoá có bao bì, đóng gói, khi vận chuyển phải thực hiện theo quy định chung về tiêu chuẩn để bảo đảm an toàn khi vận chuyển. Khi các bên không có thoả thuận khác, bên thuê vận chuyển phải chịu chi phí bổc xếp tài sản lên, xuống phƣơng tiện và phải thanh toán chi phí phát sinh nếu bên vận chuyển phải chờ đợi hàng vận chuyển hoặc phải nộp phạt vi phạm theo thoả thuận. Mức cƣớc phí vận chuyển do các bên thỏa thuận; nếu pháp luật có quy định về mức cƣớc phí vận chuyển đối với loại hàng hoá đó thì áp dụng quy định mức cƣớc phí của pháp luật. Theo nguyên tắc chung, bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cƣớc phí vận chuyển khi tài sản đã đƣợc chuyển lên phƣơng tiện, trừ trƣờng hợp các bên trong hợp đồng có thỏa thuận khác [40].
Bên vận chuyển phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên thuê vận chuyển nếu để tài sản bị mất mát, hƣ hỏng trong quá trình vận chuyển. Nếu bên thuê vận chuyển trực tiếp áp tải, trông coi thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm trông giữ hàng hoá. Bên vận chuyển còn đƣợc miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nếu xảy ra tình trạng bất khả kháng làm tài sản bị mất mát, hƣ hỏng, bị huỷ hoại, trừ trƣờng hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác. Ngƣợc lại, bên thuê vận chuyển phải bồi thƣờng thiệt hại cho bên vận chuyển và ngƣời thứ ba nếu tài sản vận chuyển có tính chất nguy hiểm, độc hại mà không có biện pháp đóng gói, đóng gói không đúng quy cách kỹ thuật đế bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển [40].
Hợp đồng vận chuyển tài sản đƣợc coi là hoàn thành khi bên vận chuyển đã trả tài sản đầy đủ, đúng thời hạn và địa điểm. Nếu không có ngƣời nhận tài sản, thì hợp đồng đƣợc coi là hoàn thành khi tài sản đã đƣợc bên vận chuyển gửi vào nơi gửi giữ bảo đảm sổ lƣợng, chất lƣợng và các điều kiện khác; trƣờng hợp này, bên vận chuyển phải báo cho bên thuê vận chuyển hoặc bên nhận tài sản về việc gửi giữ [40].
Nhƣ vậy, mặc dù không quy định bất cứ điều gì cụ thể có khả năng áp dụng trực tiếp vào hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển nhƣng những tƣ tƣởng đƣợc ghi nhận trong bộ luật đã đều đƣợc luật hàng hải Việt Nam thừa nhận và áp dụng.