2.1 Một số vấn đề trong hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng
2.1.1 Điều kiện cơ sở giao hàng với hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng
bằng đường biển trong dịch vụ logistics
Nói đến Incoterms- tập quán về điều kiện cơ sở giao hàng nhiều ngƣời thƣờng nhầm tƣởng đó là các tập quán trong hợp đồng vận chuyển. Tuy nhiên, trên thực tế Incoterms đƣợc sử dụng và thỏa thuận giữa các bên chỉ trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà thôi. Nhƣng không chỉ thế, những điều kiện thƣơng mại đƣợc các bên trong hợp đồng xuất nhập khẩu sử dụng khi dẫn chiếu Incoterms lại có tính quyết định tới hợp đồng vận chuyển.
Có những điều kiện thƣơng mại đƣợc áp dụng trong đó các bên có thể lựa chọn phƣơng thức vận tải bằng đƣờng biển nhƣng cũng có những điều kiện thƣơng mại mà nếu các bên đã thỏa thuận, sẽ chỉ sử dụng phƣơng thức vận tải hàng hóa bằng đƣờng biển mà thôi. Khi đó hợp đồng vận tải sẽ đƣợc áp dụng. Chẳng hạn với Incoterms 2010, điều kiện giao hàng nhóm F có FAS (giao dọc mạn tàu) hay FOB (giao lên tàu), nhóm C có CFR (tiền hàng và cƣớc phí) hay CIF (tiền hàng, phí bảo hiểm và cƣớc phí) là những điều kiện mà theo đó các bên sẽ chỉ sử dụng phƣơng thức vận chuyển hàng hóa là đƣờng biển.
Tƣơng ứng với mỗi điều kiện cơ sở giao hàng khác nhau thì bên xuất khẩu hoặc bên nhập khẩu sẽ là ngƣời có quyền thuê tàu và ký hợp đồng vận chuyển với bên vận chuyển.
2.1.2 Vận đơn sử dụng trong giao nhận vận chuyển hàng trong dịch vụ logistics bằng đường biển
Trong vận chuyển hàng hóa đƣờng biển, chứng từ vận chuyển gồm nhiều loại: Vận đơn đƣờng biển (Bill of Lading); Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt); Giấy gửi hàng đƣờng biển (Sea waybill); Phiếu gửi hàng (Shipping note); Bản lƣợc khai hàng (Manifest); Sơ đồ xếp hàng (Stowage plan- Cargo plan); Bản kê sự kiện (Statements of facts); Bảng tính thƣởng phạt bốc dỡ (Time-sheet); Biên bản kết toán nhận hàng (Report on Receipt of Cargoes – ROROC); Biên bản hàng đổ vỡ hƣ hỏng (Cargo outturn Report); Giấy chứng nhận hàng thiếu (Certificate of shortlanded cargo - CSC). Tuy nhiên quan trọng nhất là vận đơn. Vận đơn là một loại chứng từ vận chuyển do ngƣời vận chuyển cấp cho ngƣời gửi hàng. Vận đơn là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng, vì vậy, trên vận đơn, không nhất thiết nhƣng nên có những điều khoản về việc giải quyết tranh chấp phát sinh.
Pháp luật quốc tế điều chỉnh về vận đơn gồm có: Các quy tắc của Ủy ban hàng hải quốc tế về vận đơn điện tử năm 1990, Công ƣớc Hamburg năm 1978, quy tắc Hague, Hague-Visby... Chỉ nhìn thấy số lƣợng các Công ƣớc điều chỉnh về vận đơn cũng đủ để thấy vấn đề này có tầm quan trọng nhƣ thế nào.
“Vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading hay Marine Bill of Lading – thường được viết tắt là B/L) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa được nhận để chở” [28,tr.464]. Trong đó ngƣời vận chuyển xác nhận đã nhận một số hàng nhất định để vận chuyển bằng tàu biển và cam kết giao số hàng đó cho ngƣời có quyền nhận hàng tại cảng đích với chất lƣợng tốt và số lƣợng đầy đủ nhƣ biên nhận. Là chứng từ rất quan trọng, về nghiệp vụ giữa ngƣời gửi hàng với ngƣời vận tải , giữa ngƣời gửi hàng với ngƣời nhận hàng. Nó nhƣ là một bằng chứng về giao dịch hàng hóa, là bằng chứng có hợp đồng chuyên chở.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 1 Công ƣớc của Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển 1978 : Vận đơn đường biển là một chứng từ làm bằng chứng cho một hợp đồng vận tải đường biển và cho việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở hoặc xếp hàng xuống tàu và bằng vận đơn này, người chuyên chở cam kết sẽ giao hàng khi xuất trình nó. Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh hoặc giao theo lệnh, hoặc giao cho người cầm vận đơn chính là sự cam kết đó.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 148 Bộ luật hàng hải 2015 quy định: Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.
Vận đơn đƣờng biển có 3 chức năng chính sau đây:
Thứ nhất, vận đơn đƣờng biển là biên lai nhận hàng của ngƣời chuyên chở phát hành cho ngƣời gửi hàng làm bằng chứng là đã nhận hàng từ ngƣời gửi hàng với chủng loại, số lƣợng và tình trạng hàng hóa nhƣ ghi trên vận đơn. Vì là bằng chứng đã nhận hàng, nên khi phát hành vận đơn, ngƣời chuyên chở phải có trách nhiệm với hàng hóa trong suốt quá trình chuyên chở về số lƣợng cũng nhƣ tình trạng của hàng hóa. Đồng thời, tại cảng đích ngƣời chuyên chở có nghĩa vụ giao hàng cho ngƣời nào xuất trình vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp do mình phát hành tại cảng đi. Nếu không có phê chú xấu trên vận đơn, thì nhận hàng nhƣ thế nào ở cảng đi, ngƣời chuyên chở có trách nhiệm giao hàng nhƣ thế tại cảng đích, trừ khi trong quá trình chuyên chở, hàng hóa bị hƣ hỏng mất mát do những nguyên nhân không thuộc phạm vi trách nhiệm của ngƣời
chở khi thu hồi đƣợc một vận đơn gốc do mình phát hành. Tuy nhiên, để thu hồi đƣợc vận đơn gốc, về logic buộc ngƣời chuyên chở phải giao hàng hóa cho ngƣời xuất trình vận đơn gốc tại cảng đích [28, tr.465].
Thứ hai, vận đơn đƣờng biển là bằng chứng về hợp đồng chuyên chở hàng hóa giữa ngƣời gửi hàng và ngƣời chuyên chở. Tại sao vận đơn đƣờng biển không phải là hợp đồng chuyên chở mà chỉ là bằng chứng của hợp đồng? Điều này là do thông lệ, vì trên vận đơn chỉ có một chữ ký của ngƣời chuyên chở, trong khi đó nếu là hợp đồng thì cần phải có hai chữ ký của hai bên đối tác. Tuy không phải là hợp đồng đích thực, nhƣng vận đơn đƣờng biển có giá trị đầy đủ nhƣ một hợp đồng, do đó, toàn bộ nội dung ghi ở mặt trƣớc và mặt sau của tờ vận đơn là cơ sở pháp lý để giải quyết mọi tranh chấp phát sinh giữa ngƣời chuyên chở với ngƣời sở hữu vận đơn. Ngoài ra, giữa ngƣời gửi hàng và ngƣời chuyên chở có thể ký kết với nhau một hợp đồng chuyên chở, nhƣng khi vận đơn đã đƣợc phát hành thì nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng chuyên chở, ngay cả khi nó đƣợc phát hành trên cơ sở hợp đồng chuyên chở [28, tr.465].
Vận đơn là “bằng chứng về việc ngƣời vận chuyển đã nhận lên tầu số hàng hoá với số lƣợng, chủng loại, tình trạng nhƣ ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng” [29, tr.116]. Thực hiện chức năng này, vận đơn là biên lai nhận hàng của ngƣời chuyên chở cấp cho ngƣời xếp hàng. Nếu không có ghi chú gì trên vận đơn thì những hàng hoá ghi trong đó đƣơng nhiên đƣợc thừa nhận có “Tình trạng bên ngoài thích hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là ngƣời xuất khẩu đã giao hàng cho ngƣời nhập khẩu thông qua ngƣời chuyên chở và ngƣời chuyên chở nhận hàng hoá nhƣ thế nào thì phải giao cho ngƣời cầm vận đơn gốc một cách hợp pháp nhƣ đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng. Vì vậy, ngƣời chuyên chở phải có nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, bảo quản hàng hóa một cách mẫn cán. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm với việc hƣ hỏng, mất mát hàng hóa trừ trƣờng hợp miễn trách do
pháp luật quy định. Họ sẽ chỉ giao hàng cho ai xuất trình biên lai đó và hoàn thành trách nhiệm khi thu hồi đƣợc vận đơn gốc.
Thứ ba, vận đơn đƣờng biển là chứng từ sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn. Chức năng sở hữu hàng hóa đƣợc thể hiện ở chỗ, ngƣời nào nắm giữ vận đơn gốc hợp pháp sẽ là ngƣời có quyền sở hữu hàng hóa ghi trên vận đơn; vì là ngƣời sở hữu hàng hóa, nên anh ta có quyền yêu cầu ngƣời chuyên chở phải giao hàng cho mình tại cảng đích khi anh ta xuất trình một vận đơn gốc. Ngƣợc lại, ngƣời chuyên chở chỉ giao hàng cho ai là ngƣời xuất trình đƣợc vận đơn gốc đầu tiên hợp pháp. Ngƣời nắm giữ vận đơn hợp pháp có thể là một ngƣời đích danh (đối với B/L đích danh); ngƣời đƣợc chuyển nhƣợng bằng thủ tục ký hậu (đối với B/L theo lệnh), hoặc bất cứ ai cầm vận đơn trong tay (đối với B/L vô danh) [28, tr.466].
Vì vận đơn đƣờng biển là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà hàng hóa lại có giá trị mua bán, nên trong thực tế ngƣời ta có thể tiến hành mua bán hàng hóa ngày cả khi hàng hóa chƣa cập cảng đích bằng cách chuyển nhượng vận đơn. Trong thực tế, vận đơn có thể đƣợc chuyển nhƣợng, mua bán nhiều lần từ ngƣời này qua ngƣời khác trƣớc khi hàng cập cảng đích [28, tr.466].
Vận đơn còn tạo ra mối 2 mối quan hệ khác: giữa ngƣời vận chuyển với ngƣời thuê vận chuyển và giữa ngƣời vận chuyển và ngƣời cầm giữ vận đơn. Cho nên khi tranh chấp nảy sinh, tùy từng trƣờng hợp (trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến) mà ngƣời ta sẽ sử dụng vận đơn hay hợp đồng để giải quyết tranh chấp phát sinh giữa ngƣời chuyên chở và những ngƣời khác. Vì vậy, trên vận đơn, không nhất thiết nhƣng nên có những điều khoản về việc giải quyết tranh chấp- các nội dung ghi trên mặt sau của vận đơn.
Theo thông lệ Hàng hải Quốc tế (công ƣớc Brussels 1924, điều 1 khoản b) và Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (Điều 148, Khoản 2) thì vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa ngƣời nhận hàng và ngƣời chuyên chở. Khi xảy ra thiếu hụt, hƣ hỏng, tổn thất… đối với hàng hóa ở cảng đến thì ngƣời nhận hàng phải đứng ra giải quyết với ngƣời chuyên chở căn cứ vào vận đơn. Trên lý thuyết thì nhƣ vậy nhƣng trong thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh xung quanh vấn đề này [30]. Cụ thể là:
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển gồm hai loại là hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Tƣơng ứng với hai loại hợp đồng này là hai loại vận đơn: Vận đơn thông thƣờng (Conline bill) dùng cho hợp đồng vận chuyển theo chứng từ và vận đơn cấp theo hợp đồng thuê tàu (Congen bill) dùng cho hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Trong đó, Conline bill có đầy đủ ba chức năng của một vận đơn (Khoản 2, Điều 148 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015) còn Congen bill thƣờng chỉ có chức năng làm bằng chứng về việc ngƣời vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lƣợng, chủng loại, tình trạng nhƣ đƣợc ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng. Chính vì vậy, Congen bill, đúng nhƣ tên gọi của nó, phải đƣợc cấp theo hợp đồng thuê tàu (nghĩa là chỉ mình Congen bill không thể cung cấp đầy đủ nội dung thông tin liên quan đến vấn đề vận chuyển mà đi kèm với nó luôn phải có hợp đồng thuê tàu). Do đó, khi xảy ra tranh chấp, thƣờng rất bất lợi cho bên nhận hàng trong hợp đồng vận chuyển hàng theo chuyến. Ở đây có thể xảy ra khả năng có mâu thuẫn giữa quy định của vận đơn và quy định trong hợp đồng thuê tàu. Lúc này ƣu tiên áp dụng những quy định của vận đơn để giải quyết tranh chấp. Trong trƣờng hợp cả vận đơn và hợp đồng đều không có quy định gì (khả năng thứ hai) thì áp dụng luật do vận đơn chỉ ra trƣớc, luật do hợp đồng chỉ ra sau nhƣng phải xét đến các mối quan hệ liên quan. Vấn đề là ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam hay mua hàng theo điều
kiện CIF hoặc C&F thì hợp đồng thuê tàu do ngƣời bán ký với chủ tàu, ngƣời mua (ngƣời nhận hàng) Việt Nam khó lòng biết đƣợc. Để hạ giá bán, thƣờng là bằng cách hạ giá cƣớc (phần F trong giá C&F và CIF) ngƣời bán hàng nƣớc ngoài sẵn sằng chấp nhận những quy định khắt khe của chủ tàu, không có các quy định về luật áp dụng và trọng tài. Có khi họ thuê cả những tàu già, cũ, rách nát hay hỏng hóc. Nếu có hƣ hỏng mất mát hay thiệt hại về hàng hóa thì việc khiếu nại chủ tàu rất khó khăn vì ngƣời mua hàng không có hợp đồng thuê tàu trong tay hoặc có những hợp đồng toàn những quy định bất lợi cho ngƣời mua hàng. Đôi khi lấy đƣợc hợp đồng thuê tàu từ ngƣời bán thì thời hiệu tố tụng không còn nữa hoặc hợp đồng quy định tranh chấp (nếu có) sẽ xét xử theo luật Anh và ở trọng tài hàng hải London … Những quy định này hết sức bất lợi cho ngƣời mua Việt Nam [30] .
Phân loại vận đơn:
Căn cứ vào tình trạng bốc xếp hàng hóa:
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: là chứng từ xác nhận hàng đã đƣợc bốc qua lan can tàu, thể hiện ngƣời bán đã giao hàng theo đúng hợp đồng đã ký với ngƣời mua. Vận đơn này thƣờng đƣợc ghi chú bằng chữ shipped on board, on board, shipped hoặc Laden On Board.
Vận đơn nhận hàng để chở: Là loại vận đơn đƣợc phát hành sau khi ngƣời chuyên chở nhận hàng để chở và cam kết: sẽ bốc hàng lên tàu tại cảng quy định nhƣ đã ghi trên vận đơn; hàng hóa đƣợc vận chuyển bằng con tàu nhƣ đã ghi trên vận đơn [28, tr.474].
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:
Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú xấu rõ ràng về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa.
Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L hay Dirty B/L): là vận đơn có phê chú xấu về hàng hóa và/ hoặc bao bì mới. Chỉ những phê chú thể hiện rõ ràng về tình trạng khiếm khuyết của hàng hóa và/ hoặc bao bì mới làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo; ví dụ, các phê chú xấu rõ ràng sau đây sẽ làm cho vận đơn trở nên không hoàn hảo: bao bì không đáp ứng cho vận tải biển; một thùng bị vỡ; hàng bị ƣớt; hàng có mùi hôi; ký mã hiệu không rõ ràng....[28, tr.476]. Cần lƣu ý rằng những phê chú xấu không rõ ràng về sự khiếm khuyết của hàng hóa không khiến B/L trở nên không hoàn hảo (ví dụ nhƣ những phê chú: bao bì "có thể" không đáp ứng đƣợc vận tải đƣờng biển, bao bì dùng lại, thùng đƣợc đóng đinh lại, hàng hóa "hình nhƣ" bị ẩm, hàng hóa "có vẻ" cồng kềnh v.v.).
Trên vận đơn thuyền trƣởng sẽ ghi chú những lƣu ý về tình trạng bên ngoài của hàng hóa đƣợc bốc lên tàu cũng nhƣ về việc sắp đặt hàng hóa. Nếu trên vận đơn không có những ghi chú về tình trạng xấu bên ngoài của hàng hóa thì đƣợc coi là vận đơn sạch (clean bill of lading). Ngƣợc lại, trên vận đơn có lƣu ý về tình trạng xấu của hàng hóa là vận đơn không sạch (unlean bill of lading). Ví dụ: ghi chú về: hàng bị ƣớt do mƣa, một số bao bì bị rách, thùng chứa bị bẹp, mã ký hiệu không rõ ràng hay có sự chênh lệch về khối lƣợng hàng hóa giữa khối lƣợng ghi trong vận đơn/trong hợp đồng với ghi chú của thuyền trƣởng. Do vậy, những phê chú của thuyền trƣởng là rất quan trọng, nó có thể làm cho vận đơn trở thành hoàn hảo hoặc không hoàn hảo. Hình thức ghi chú trên vận đơn nhƣ vậy gọi là thƣ dự kháng.
Vận đơn hoàn hảo hay không ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhiều bên: bên vận chuyển, thuê vận chuyển, bảo hiểm, ngân hàng. Vận đơn hoàn hảo chứng minh đƣợc rằng ngƣời bán đã hoàn thành nghĩa vụ bán hàng của mình. Và nhiều khi vận đơn không sạch không phù hợp với yêu cầu của tín
dụng chứng từ có thể bị ngân hàng từ chối thanh toán tiền hàng. Có thiệt hại xảy ra, bên bảo hiểm cũng sẽ căn cứ vào vận đơn để quy trách nhiệm.
Tuy nhiên, nếu thƣ dự kháng mà trên đó ghi tình trạng chung chung nhằm trốn tránh trách nhiệm sau này của thuyền trƣởng thì vận đơn vẫn