2.1 Một số vấn đề trong hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng
2.1.5 Tổn thất chung
Tổn thất chung trong vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển: là những hy sinh hay chi phí đặc biệt đƣợc tiến hành một cách cố ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu và hàng hoá chở tàu thoát khỏi một sự nguy hiểm chung đối với chúng. Nói một cách khác, tổn thất chung là loại tổn thất liên quan đến tất cả các quyền lợi trên một con tàu và vì vậy nó phải đƣợc phân bổ một cách chính xác cho tất cả các quyền lợi trên con tàu đó. Những chi phí và hành vi đƣợc coi là tổn thất chung sẽ đƣợc giải quyết với hệ quả pháp lý đặc biệt. Giá trị tổn thất chung bao gồm 2 bộ phận: giá trị hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung [35, tr.9].
Hy sinh tổn thất chung: là sự hy sinh một phần tài sản để cứu những tài sản còn lại. Hy sinh tổn thất chung phải thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau: Tài sản hy sinh tổn thất chung phải mang tính cố ý (cố ý gây ra tổn thất nhƣng vẫn đƣợc bảo hiểm); Hậu quả phải vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu; Hy sinh tổn thất chung phải trong trạng thái cấp bách.
Chi phí tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho ngƣời thứ ba trong việc cứu tàu và hàng hoá thoát nạn hoặc chi phí làm cho tàu tiếp tục hành trình. Chi phí tổn thất chung bao gồm: chi phí cứu nạn, chi phí làm nổi tàu khi bị mắc cạn, chi phí thuê kéo, lai, dắt tàu khi bị nạn.
Khi xảy ra tổn thất chung, chủ tàu hoặc thuyền trƣởng phải tiến hành tuyên bố tổn thất chung (Notice of GA), mời giám định viên đến để giám định tổn thất của tàu và hàng, gửi cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp tổn thất chung (average bond), giấy cam đoan đóng góp tổn thất chung (average guarantee) để chủ hàng và ngƣời bảo hiểm điền (nếu có) vào và xuất trình khi
nhận hàng, chỉ định một nhân viên tính toán, phân bổ tổn thất chung và lập kháng nghị hàng hải (Sea Protest) nếu cần. Còn chủ hàng, khi nhận đƣợc thông tin về tổn thất chung phải kê khai giá trị hàng hóa (nếu chƣa kê khai trƣớc đó) và nhận các bản cam đoan đóng góp tổn thất chung. Việc phân chia tổn thất chung nên đƣợc thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng thuê vận chuyển để tránh các tranh chấp xảy ra. Tổn thất chung đƣợc phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu đƣợc tại thời điểm và nơi tàu ghé vào ngay sau khi xảy ra tổn thất chung [36].
Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam, chủ tàu là ngƣời duy nhất đƣợc quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định tổn thất chung của mình trong thời gian ba mƣơi ngày kể từ khi tuyên bố tổn thất chung. Chủ tàu cũng chính là ngƣời quyết định việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung do ngƣời phân bổ tổn thất chung thực hiện [36] .
Thời hiệu khởi kiện về tổn thất chung theo luật hàng hải Việt Nam là hai năm kể từ ngày xảy ra tổn thất chung (không tính thời gian tiến hành phân bổ tổn thất chung). Còn theo quy tắc Work Antwep, các bên phải gửi khiếu nại trong vòng 12 tháng kể từ khi kết thúc hành trình chung. Nếu không, việc phân bổ tổn thất chung của chuyên viên sẽ không thể bị khiếu nại trừ khi ƣớc tính đó “rõ ràng là không chính xác”. Do có sự sai khác này, trong nhiều trƣờng hợp, nếu các bên không lƣu ý sẽ mất quyền khiếu nại chi phí tổn thất chung [36].
Những thiệt hại không đƣợc tính vào tổn thất chung theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 gồm: Mọi mất mát, hƣ hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trƣờng hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển; Tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác; Chi
phí đặc biệt vƣợt quá mức cần thiết chỉ đƣợc tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trƣờng hợp cụ thể.