Thực trạng ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc tế bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 94)

Cùng với các hoạt động kinh doanh khác, hoạt động kinh doanh vận tải biển nƣớc ta có nhiều khởi sắc. Đó chính là hệ quả từ lý luận đến thực tiễn của việc thực thi hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển. Hiệu quả của nó đang ngày càng góp phần không nhỏ cho việc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Tuy nhiên trong thực tế thực thi hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển còn gặp những khó khăn, bất cập do những yếu tố khách quan và cả yếu tố chủ quan mang lại. Đó chính là yếu tố về khung pháp luật về hợp đồng vận chuyển và sự thiếu hiểu biết của các bên liên quan.

Tàu hàng của Việt Nam hiện nay còn rất nhiều hạn chế khi lƣu thông vận chuyển hàng hóa ra quốc tế. Tàu thƣờng không thực hiện đầy đủ chế độ bảo dƣỡng, sửa chữa và trang bị bổ sung để duy trì trạng thái kỹ thuật, thuyền viên và sỹ quan thiếu khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hệ thống quản lý an toàn và an ninh không đƣợc duy trì một cách tự giác... Điều này đẫn đến những thiệt hại không nhỏ không chỉ cho những ngƣời vận chuyển mà cả chủ hàng, cũng là nguyên nhân của những tranh chấp sau đó. Chứng tỏ rằng việc kiểm tra khả năng đi biển của tàu, việc quản lý các quy chuẩn về chất lƣợng tàu chƣa đƣợc xem xét một cách đúng mức. Điều này hạn chế sự hiệu quả của hoạt động vận chuyển.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, sự thiếu hiểu biết của ngƣời nhập khẩu đôi khi mang lại những thiệt hại không đáng có cho ngƣời nhập khẩu [43, tr.50]. Ngƣời nhập khẩu cần rút kinh nghiệm khi ký kết hợp đồng dịch vụ logistics với chủ hàng phải thông báo và giải thích cho họ biết vận đơn sẽ đƣợc dự thảo và miêu tả theo nội dung chi tiết hàng hóa mà họ cung cấp, vì theo quy định của Điều 159 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 cũng nhƣ thông lệ quốc tế về vận đơn đƣợc cấp theo yêu cầu của chủ hàng chứ không phải của Ngƣời vận chuyển. Ngƣời vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra các thông tin do chủ hàng cung cấp, nếu có thiệt hại gì liên quan đến việc miêu tả hàng hóa thì ngƣời vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm. Đây cũng là ý nghĩa sâu xa đầy đủ của các dòng chữ “said to contain” hay “Shipper count, stow, load and sealed” trong vận đơn FIATA mà mọi chủ hàng nên đọc kỹ hiểu đúng khi ký các hợp đồng dịch vụ logistics với nhà cung cấp.

Có những tranh chấp hợp đồng phát sinh có thể do bên thuê vận chuyển hoặc bên vận chuyển cố ý vi phạm, do hợp đồng không quy định hoặc do quy định không rõ ràng, hoặc do trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp lý của ngƣời

đồng vận chuyển chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tranh chấp giữa hai bên. Nhiều khi vì mục đích riêng, bên nào đó sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ cam kết làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của bên kia. Thực tế cho thấy, nhiều khi tranh chấp phát sinh do các điều khoản của hợp đồng quy định không đầy đủ, rõ ràng. Ví dụ nhƣ trong điều khoản về trọng tài có ghi “mọi tranh chấp phát sinh (nếu có) sẽ đƣợc xét xử tại trung tâm trọng tài quốc tế”. Thiếu sót ở đây là không nói rõ trung tâm trọng tài quốc tế nào. Đến khi tranh chấp xảy ra đòi hỏi phải giải quyết thì lại nảy sinh xung đột mới về pháp luật điều chỉnh.

Hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý của những ngƣời tham gia giao kết hợp đồng, không tìm hiểu kỹ về đối tác. Do không thông thạo về thị trƣờng vận tải nên bên thuê vận chuyển nhiều khi đã thuê phải tàu già, tàu không đủ khả năng đi biển hoặc tàu ma, dẫn đến mất cả hàng hóa lẫn tiền cƣớc phí [37, tr.87] .

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, sự thiếu hiểu biết của nhà xuất khẩu Việt Nam về vận đơn đôi khi đã gây ra thiệt hại cho chính mình. Một vận đơn đích danh sau khi đƣợc cấp phát sẽ là bằng chứng cho thấy ngƣời có tên trong vận đơn là ngƣời có quyền sở hữu đối với hàng hóa đó dù ai khác là ngƣời cầm giữ. Vì vậy, nếu có thiệt hại xảy ra ngƣời cầm giữ vận đơn không có tên trong vận đơn đích danh lúc này cũng sẽ không có quyền khởi kiện ngƣời vận chuyển [37, tr.87-88].

Trình độ hiểu biết của thẩm phán trong giải quyết tranh chấp còn yếu kém, sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng nhƣ thực tiễn. Có trƣờng hợp chủ hàng tranh chấp với chủ tàu vì hàng hóa bị tổn thất trong quá trình chuyên chở đã đƣa ra trọng tài thƣơng mại Nhà nƣớc để xét xử bồi thƣờng. Một trọng tài viên đã bác bỏ khiếu nại của chủ hàng với tuyên bố “vì chủ hàng không cấp vận đơn cho lô hàng đó nên khiếu nại bị bác bỏ”… Sự thiếu hiểu biết của những ngƣời tiến hành tố tụng này càng làm cho các bên e ngại việc sử dụng luật Việt Nam

làm luật để giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam [37, tr.88].

Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong dịch vụ logistics bằng vận tải đƣờng biển.

Các bên trong hợp đồng dù có cố gắng đến mấy thì trong quá trình thực hiện hợp đồng thì cũng không tránh khỏi những tranh chấp phát sinh.Vì vậy, khi tranh chấp xảy ra thì tìm một biện pháp để giải quyết tranh chấp hiệu quả có một ý nghĩa rất lớn.

Các Công ƣớc quốc tế cũng nhƣ Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 đều đƣa ra các biện pháp giải quyết tranh chấp để các bên lựa chọn. Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra, các bên liên quan có thể giải quyết bằng thƣơng lƣợng hoặc thỏa thuận đƣa ra giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án. Qua thực tế giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển ta có thể đƣa ra các giải pháp cơ bản sau [37, tr.88] :

Thứ nhất, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải.

Hòa giải thƣơng mại đƣợc hiểu là một phƣơng thức giải quyết tranh chấp độc lập (không phải một bƣớc trong quá trình tố tụng tại Tòa án hay Trọng tài) trong lĩnh vực kinh doanh thƣơng mại, theo đó tranh chấp sẽ đƣợc giải quyết bởi một bên thứ ba trung lập (hòa giải viên), trợ giúp các bên giàn xếp tranh chấp của mình. Hòa giải thƣơng mại là phƣơng thức giải quyết tranh chấp không mang tính xét xử, không phải một quy trình tố tụng. Hay nói cách khác, hòa giải thƣơng mại là phƣơng thức giải quyết tranh chấp lựa chọn mang tính mềm dẻo, do một bên thứ ba đóng vai trò trợ giúp, tƣ vấn, điều hòa quyền và lợi ích cho các bên nhằm giải quyết mâu thuẫn một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất. Hòa giải thƣơng mại đƣợc tiến hành dựa trên năm triết lý cơ bản: Tính bảo mật (confidentiality), tính tự nguyện (voluntariness), tính tự quyết

(empowerment), tính trung lập (neutrality) và đƣa ra một giải pháp duy nhất (unique solution) [44, tr.33-34] .

Thứ hai, giải quyết bằng con đường trọng tài.

Khi việc giải quyết tranh chấp bằng con đƣờng thỏa thuận, thƣơng lƣợng không thành thì ngƣời khiếu nại khởi kiện đối phƣơng ra Trọng tài nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Xu hƣớng hiện nay các bên đƣơng sự thƣờng giao tranh chấp cho Trọng tài thƣơng mại xét xử. Vì vậy giải quyết tranh chấp bằng con đƣờng trọng tài so với việc xét xử của Tòa án có những ƣu điểm: đảm bảo đƣợc bí mật kinh doanh của hai bên; Thủ tục đơn giản, các trọng tài viên thƣờng có nghiệp vụ cao, nên giải quyết nhanh, kết quả xét xử có thể thỏa đáng, hợp lý; Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm nên không phải đi kiện theo thủ tục phúc thẩm. Đặc biệt, mặc dù đã khiếu nại nhau tại tòa, nhƣng khả năng hòa giải vẫn tồn tại cho đến ngày xét xử, các bên có cơ hội để dung hòa, tránh mâu thuẫn. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, các bên đều thỏa thuận một điều khoản về giải quyết bằng trọng tài, đƣợc lập dƣới hai hình thức: Trọng tài đặc biệt (trọng tài vụ việc), do hai bên đƣơng sự lập ra để giải quyết tranh chấp cụ thể, sau khi giải quyết xong thì không còn tồn tại nữa. Trọng tài thƣờng trực (trọng tài quy chế), Trọng tài đƣợc thành lập ra, hoạt động thƣờng xuyên theo một quy chế nhất định [37, tr.89].

Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án. Về ƣu điểm:

Trƣớc hết phải kể đến, toà án là cơ quan nhân danh nhà nƣớc để giải quyết tranh chấp, do đó phán quyết của toà án đƣợc đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc. Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và có đầy đủ bộ máy, phƣơng tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật.

Đăc điểm này đƣợc có thể coi là yếu tố hấp dẫn nhất khiến các bên tranh chấp thƣờng tìm đến phƣơng thức giải quyết tranh chấp tại toà án.

Khi giải quyết tranh chấp tại toà án, việc giải quyết có thể qua nhiều cấp xét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của toà án đƣợc chính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật.

Ngoài ra, ta còn thấy thẩm quyền giải quyết của toà án đƣợc mở rộng đến tất cả các ngành kinh tế. Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, ngƣời ta thƣờng nghĩ đến toà án nhƣ là nơi bao quát giải quyết mọi vấn đề.

Với điều kiện thực tế ở Việt Nam hiện nay, chi phí cho việc giải quyết tranh chấp kinh tế tại toà án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức trọng tài thƣơng mại hay trọng tài quốc tế.

Về nhƣợc điểm: Tuy toà án là cơ quan tài phán có sức mạnh cƣỡng chế giúp đôi bên có thể giải quyết tranh chấp một cách triệt để, nhƣng phƣơng thức giải quyết tranh chấp này cũng bộc lộ ra nhiều hạn chế.

Đầu tiên, khi lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh chấp bằng toà án, các bên phải nắm rõ đƣơc bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của toà án phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng, và đặc điểm này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính chất của hoạt động kinh doanh, thƣơng mại đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và mềm dẻo.

Một điều bất lợi nữa của toà án, đó là nguyên tắc xét xử công khai. Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xét xử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã đƣợc pháp luật quy định, xã hội thừa nhận. Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của toà án còn có tác dụng răn đe, cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, để giữ bí mật nhà nƣớc

xử kín nhƣng phải tuyên án công khai. Các doanh nghiệp làm ăn trên thƣơng trƣờng đều không muốn mang dấu đen phải ra toà để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của họ, cho nên khuyết điểm này có thể coi là lớn nhất.

Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của toà án là chính xác, công bằng. Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thể bị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đƣơng sự, nhất là những tranh chấp kinh tế có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm. Việc dây dƣa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời giờ, tiền bạc của doanh nghiệp và có khi phải bỏ lỡ một cách đáng tiếc các cơ hội kinh doanh.

Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc nó không thể hiện đƣợc hết nguyện vọng của các bên tranh chấp.

Thông thƣờng, hình thức giải quyết tranh chấp thƣơng mại thông qua toà án đƣợc lựa chọn khi việc áp dụng cơ chế thƣơng lƣợng hoặc hoà giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp không có thoả thuận giải quyết tranh chấp tại trọng tài.

Việc chọn tòa án nào để gửi đơn kiện, nguyên đơn phải căn cứ vào quy định của hợp đồng và cả điều ƣớc có liên quan hoặc luật quốc gia. Trƣờng hợp không có trong hợp đồng thì việc lựa chọn tòa án là một vấn đề khá phức tạp. Thông thƣờng nguyên đơn có thể đến một trong các tòa án sau: nơi kinh doanh của bên bị đơn hoặc nơi cƣ trú thƣờng xuyên của bên bị đơn nếu bên bị đơn không có trụ sở kinh doanh chính. Hoặc, nơi ký kết hợp đồng với điều kiện là tại đó bên bị đơn có trụ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc đại lý qua đó hợp đồng đƣợc ký kết. Hoặc, cảng dỡ hàng hoặc cảng xếp hàng [37, tr.91].

Ngoài ra, khi có tranh chấp xảy ra các bên muốn khởi kiện phải xem xét đến thời hiệu.Vấn đề thời hiệu đƣợc quy định khác nhau trong các công ƣớc cũng nhƣ luật của các quốc gia.Tuy nhiên, có sự khác nhau trong quy định thời hiệu giữa các hợp đồng vận tải khác nhau. Chẳng hạn nhƣ thời hiệu giữa hợp đồng thuê tàu chuyến khác với vận chuyển bằng chứng từ. Đối với trƣờng hợp khiếu nại liên quan đến thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa là một năm tính từ ngày thanh toán cƣớc phí; đối với mất mát hƣ hỏng hàng hóa vận chuyển theo chứng từ là một năm tính từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho ngƣời nhận. Công ƣớc Brussels 1924 quy định thời hiệu tố tụng là một năm tính từ ngày giao hàng xong (Điều 3, khoản 6). Quy tắc Hague – Visby 1968 quy định thời hạn kéo dài hơn nhƣng không quá 15 tháng sau khi kết thúc dỡ hàng.Công ƣớc Hamburg quy định thời hiệu là hai năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày đáng lẽ phải giao hàng. Nhƣ vậy, luật dẫn chiếu đến khác nhau, thời hiệu khởi kiện là khác nhau, nên khi có tranh chấp xảy ra các bên cần chú ý đến thời hạn khiếu kiện để việc khiếu kiện đƣợc kịp thời [37, tr.91 ].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)