Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam (Trang 80 - 83)

2.2 Tổng quan về nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá quốc

2.2.3 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015

2.2.3.1Khái quát chung

Bộ luật hàng hải Việt Nam, đƣợc ban hành lần đầu vào năm 1990 và sửa đổi năm 2005, Bộ luật có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành hàng hải và kinh tế xã hội của đất nƣớc; đồng thời giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về hàng hải ở nƣớc ta.

Tuy nhiên, sau thời gian triển khai thực hiện, cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, nhiều quy định mới đƣợc ban hành, các điều ƣớc quốc tế đƣợc Việt Nam ký kết, gia nhập và thực tế hoạt động hàng hải có những thay đổi đòi hỏi Bộ luật hàng hải Việt Nam phải đƣợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định hiện hành cũng nhƣ thực tế hoạt động hàng hải, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, góp phần thúc đẩy tiến trình

phát triển, hội nhập của nền kinh tế đất nƣớc nói chung và ngành hàng hải nói riêng.

Trong danh sách Bộ luật, luật đƣợc thông qua trong kì họp Quốc hội thứ mƣời – khóa XIII vừa qua, Bộ luật hàng hải 2015 đƣợc các luật gia chú ý khá nhiều bởi tầm quan trọng và ảnh hƣởng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Theo đó, bộ luật sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.Các quy định về chính sách phát triển hàng hải, tàu biển, thuyền viên, cảng biển, vận tải biển và dịch vụ thƣơng mại, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trƣờng cũng nhƣ việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển và bảo hiểm hàng hải, cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc đề cập trong 20 Chƣơng và 341 Điều của Bộ luật, tăng 2 Chƣơng và 80 Điều so với Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005, Bộ luật có vai trò quan trọng và tác động rất lớn tới sự phát triển, hội nhập của ngành hàng hải nói riêng và kinh tế xã hội Việt Nam nói chung.

2.2.3.2Một số điểm mới của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 so với Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 và 2005.

Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa Bộ luật Hàng hải năm 1990, nhƣng cả bố cục cũng nhƣ nội dung đều đã đƣợc thay đổi toàn diện, phù hợp với các điều ƣớc quốc tế liên quan. Và đây cũng là một trong những thay đổi quan trọng của Bộ luật năm 2005 so với Bộ luật năm 1990. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 lại tiếp tục một lần nữa sửa đổi một số nội dung của Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội thực tế hiện nay. Trong phạm vi đề tài, ngƣời viết xin chỉ đề cập đến những điểm mới trong các quy định của Bộ luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển.

Các quy định về vận đơn, hàng hóa nguy hiểm…. trong Bộ luật cũ đƣợc quy định ở mục Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển đƣợc chuyển sang mục Quy định chung.

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, không còn sử dụng khái niệm “ngƣời gửi hàng”, thay vào đó sử dụng “ngƣời giao hàng” cho tất cả các trƣờng hợp tƣơng đƣơng. Sửa đổi thuật ngữ “Cƣớc vận chuyển” thành “Giá dịch vụ vận chuyển theo quãng đƣờng thực tế”.

Vận đơn đƣợc cho là chứng từ vận chuyển quan trọng nhất trong hợp đồng vận chuyển bằng đƣờng biển. Do đó, Bộ luật hàng hải 2015 đã đƣa “vận đơn” vào mục quy định chung của chƣơng này và có những sửa đổi nhất định, đƣợc thể hiện từ Điều 159 đến Điều 164 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.

Về nghĩa vụ của ngƣời vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển, bỏ quy định: Ngƣời vận chuyển phải mẫn cán để trƣớc và khi bắt đầu chuyến đi, tàu biển có đủ khả năng đi biển, có thuyền bộ thích hợp, đƣợc cung ứng đầy đủ trang thiết bị và vật phẩm dự trữ; các hầm hàng, hầm lạnh và khu vực khác dùng để vận chuyển hàng hóa có đủ các điều kiện nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hóa phù hợp với tính chất của hàng hóa. Căn cứ Điều 171 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.

Tách riêng thành một quy định mới về Giám định và thông báo về mất mát, hƣ hỏng hàng hóa hoặc chậm trả hàng. Theo đó, Ngƣời nhận hàng trƣớc khi nhận hàng tại cảng trả hàng hoặc ngƣời vận chuyển trƣớc khi giao hàng tại cảng trả hàng có thể yêu cầu cơ quan giám định tiến hành giám định hàng hóa. Hàng hóa đƣợc coi là đã trả đủ và đúng nhƣ ghi trong vận đơn, giấy gửi hàng đƣờng biển hoặc chứng từ vận chuyển khác, nếu ngƣời nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho ngƣời vận chuyển về mất mát, hƣ hỏng hàng hóa chậm nhất ba ngày kể từ ngày nhận hàng, nếu không thể phát hiện thiệt hại từ bên ngoài. Ngƣời nhận hàng có quyền thông báo mất hàng, nếu không nhận đƣợc hàng trong vòng sáu mƣơi (60) ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải đƣợc giao theo thỏa thuận trong hợp đồng. Ngƣời vận chuyển không phải bồi thƣờng đối

chậm trả hàng bằng văn bản đƣợc gửi tới ngƣời vận chuyển trong vòng sáu mƣơi (60) ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải đƣợc giao theo thỏa thuận trong hợp đồng. Căn cứ Điều 174 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)