2.1 Một số vấn đề trong hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng
2.1.4 Chậm trả hàng
Với sự biến đổi giá cả không ngừng của thị trƣờng, thậm chí có những mặt hàng giá cả biến đổi tính theo từng giờ, từng ngày. Trong khi vận chuyển bằng đƣờng biển phải mất một thời gian không nhỏ. Nếu lại chậm trả hàng do tàu đến chậm sẽ dẫn đến tổn thất cho nhà nhập khẩu do sự chênh lệch giá. Do vậy, vấn đề trách nhiệm của ngƣời vận chuyển trong thời gian giao hàng lại đƣợc đặt ra. Bộ luật Hàng hải Việt Nam có quy định: Chậm trả hàng là việc hàng hoá không đƣợc trả trong khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà ngƣời vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trƣờng hợp không có thoả thuận [19, tr.53-54].
Tuy nhiên, ngƣời vận chuyển cũng có những trƣờng hợp miễn trách do việc chậm trả hàng nếu việc chậm trễ đó là do những nguyên nhân sau: Đi chệch tuyến đƣờng khi đã có sự chấp thuận của ngƣời gửi hàng; Nguyên nhân bất khả kháng; Phải cứu ngƣời hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con ngƣời trên tàu có thể bị đe dọa; Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc ngƣời trên tàu [19, tr.53-54].
Điều đó có nghĩa là chƣa cần tính đến việc có thiệt hại thực tế hay không, Bộ luật Hàng hải Việt Nam mặc định rằng chậm trả hàng đã là một thiệt hại cho dù nó chƣa gây ra hậu quả gì. Và vì vậy, nếu không có lý do thích đáng nhƣ đã đƣợc nêu ở trên đây. Ngƣời vận chuyển buộc phải chịu trách nhiệm về hành động chậm trễ của mình. Ở đây, trách nhiệm chứng minh thuộc về ngƣời vận chuyển.Trách nhiệm của ngƣời vận chuyển đối với việc chậm trả hàng đƣợc giới hạn số tiền bằng 2,5 lần tiền cƣớc của số hàng trả chậm, nhƣng
không vƣợt quá tổng số cƣớc phải trả theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển.