Hợp đồng dịch vụ logistics về vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam (Trang 25)

1.2.1 Khái niệm

Hợp đồng dịch vụ logistics là sự thỏa thuận theo đó một bên (bên làm dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện hoặc tổ chức thực hiện một hoặc một số dịch vụ liên quan đến quá trình lƣu thông hàng hóa, còn bên kia (khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán thù lao dịch vụ.

Hợp đồng dịch vụ logistics là một hợp đồng song vụ, hợp đồng ƣng thuận mang tính chất đền bù. Chủ thể của hợp đồng bắt buộc một bên (bên làm dịch vụ) phải có tƣ cách thƣơng nhân; bên còn lại (khách hàng) có thể là thƣơng nhân mà cũng có thể là các tổ chức, cá nhân không có tƣ cách thƣơng nhân. Đối tƣợng của hợp đồng là các dịch vụ gắn liền với hoạt động mua bán, vận chuyển hàng hóa nhƣ: Tổ chức việc vận chuyển hàng hóa, giao hàng hóa cho ngƣời vận chuyển, làm các thủ tục giấy tờ cần thiết để vận chuyển hàng hóa, nhận hàng từ ngƣời vận chuyển để giao cho ngƣời có quyền nhận hàng ... Dƣới đây bài viết đề cập đến hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển.

1.2.1.1Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển trong dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam

Có những khái niệm khác nhau do những ngành luật khác nhau điều chỉnh về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển. Tiếp cận khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ những khái niệm tổng quát nhất đó cho tới cụ thể hóa nó trong phạm vi nghiên cứu của luận văn.

Theo điều 530 Bộ luật dân sự Việt Nam 2015: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”. Nhƣ vậy là theo Bộ luật dân sự Việt nam thì việc chuyên chở trong hợp đồng chuyên chở là để lấy tiền. Điều đó có nghĩa rằng việc chuyên chở ở đây mang tính chất chuyên nghiệp. Vậy có thể nói bộ luật dân sự áp dụng cho vận chuyển với tính cách là một hành vi thƣơng mại.

Quan điểm của các chuyên gia luật: Theo tiến sĩ Ngô Huy Cƣơng, hợp đồng vận chuyển tài sản là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển từ một nơi này tới một nơi khác bằng những phƣơng tiện nhất định. Và có hai loại chuyên chở: chuyên chở có lấy tiền và không lấy tiền. Sự khác nhau giữa hai loại hình này dẫn đến các quy chế pháp lý khác biệt. Còn theo tiến sĩ Trần Hòe thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa đƣờng biển đó là văn bản thỏa thuận về vận chuyển hàng hóa đƣờng biển trong đó quy định rõ quyền lợi của ngƣời chuyên chở và ngƣời thuê vận chuyển [15].

Qua các khái niệm và quan điểm trên mà ta đã hình dung sơ bộ thế nào là hợp đồng vận chuyển, cụ thể là hợp đồng vận chuyển tài sản. Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển là một loại hợp đồng vận chuyển tài sản nên nó cũng có những đặc điểm của một hợp đồng vận chuyển tài sản:

Là hợp đồng song vụ, mang tính đền bù, và trong từng trƣờng hợp cụ thể có thể là hợp đồng ƣng thuận hoặc hợp đồng thực tế. Cũng giống nhƣ mọi hợp đồng dịch vụ khác, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, các bên đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngƣợc lại. Bên vận chuyển phải chuyển hàng hóa đến địa điểm theo thỏa thuận và đƣợc nhận thù lao. Bên thuê vận chuyển phải thanh toán thù lao và đƣợc nhận hàng tại địa điểm do mình ấn định. Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng này các bên đều đạt đƣợc những lợi ích kinh tế nhất định: bên vận chuyển nhận đƣợc thù lao, bên thuê vận chuyển thì chuyển đƣợc hàng hóa từ nơi này đến nơi khác.

Trong một số hoạt động vận chuyển nhƣ vận chuyển công cộng theo từng tuyến đƣờng, nghĩa vụ của hai bên chỉ phát sinh khi bên thuê vận chuyển đã giao hàng hóa cho bên vận chuyển. Với những trƣờng hợp này, hợp đồng vận chuyển đƣợc giao kết giữa các bên là hợp đồng thực tế, còn những hợp đồng mang tính chất tổ chức vận chuyển hoặc đặt chỗ trên phƣơng tiện vận chuyển (nhƣ hợp đồng thuê nguyên tàu hoặc thuê một phần tàu cụ thể) lại là hợp đồng ƣng thuận.

Hợp đồng vận chuyển có thể là hợp đồng vì lợi ích của ngƣời thứ ba. Ngƣời thứ ba đƣợc hƣởng lợi ích trong hợp đồng này là ngƣời có quyền nhận hàng hóa vận chuyển. Mặc dù ngƣời đó không tham gia vào giao kết hợp đồng nhƣng có quyền yêu cầu bên vận chuyển phải bàn giao hàng hóa vận chuyển cho mình khi đến hạn và tại địa điểm nhƣ trong hợp đồng.

* Đặc điểm riêng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa so với hợp đồng vận chuyển tài sản: Đối tƣợng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác theo thỏa thuận của các bên, tức là việc dịch chuyển vị trí địa lý của hàng hóa theo thỏa thuận của các bên với tính chất là một loại dịch vụ.

Có nhiều cách thức phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa khác nhau: Căn cứ vào phƣơng tiện vận chuyển (vận chuyển đƣờng sắt, đƣờng hàng không,…); căn cứ vào dấu hiệu lãnh thổ (vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế) ; căn cứ vào hành trình vận chuyển (vận chuyển đơn tuyến, vận chuyển có kết hợp nhiều phƣơng tiện trên từng đoạn hành trình…).

Hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển là “hợp đồng chuyên chở hàng hóa trong đó ngƣời chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng này và giao cho ngƣời nhận ở một hay nhiều cảng khác, còn ngƣời đi thuê tàu cam kết trả tiền cƣớc thuê tàu đúng nhƣ hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng” [16, tr.178].

“Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển là thỏa thuận đƣợc giao kết giữa ngƣời vận chuyển và ngƣời thuê vận chuyển, theo đó ngƣời vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do ngƣời thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng.” Điều 145, khoản 1 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015.

Qua các khái niệm đã đƣợc trình bày, ta thấy về cơ bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển không khác gì so với những hợp đồng vận chuyển tài sản thông thƣờng ngoài một vài điểm khác biệt do đặc trƣng của loại hình vận chuyển nhƣ chủ thể, đối tƣợng, phƣơng tiện...

1.2.1.2Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển trong dịch vụ logistics theo điều ƣớc quốc tế

Điều ƣớc quốc tế vừa phƣơng tiện, vừa là công cụ quan trọng điều chỉnh các quan hệ pháp lý quốc tế. Trong lý luận và thực tiễn khoa học pháp lý quốc tế, điều ƣớc quốc tế là nguồn cơ bản của công ƣớc quốc tế và cũng là nguồn quan trọng của tƣ pháp quốc tế; trong lĩnh vực hàng hải quốc tế nó có một vị trí đặc biệt: Điều ƣớc quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế chứa đựng hầu hết các

giới ở quy mô toàn cầu, khu vực và song phƣơng. Một số lƣợng không nhỏ các điều ƣớc quốc tế trong lĩnh vực hàng hải quốc tế có mục tiêu thống nhất pháp luật hàng hải của các quốc gia và chúng thƣờng đƣợc áp dụng trực tiếp cho mọi hoạt động, duy trì và thông thƣơng hàng hải quốc tế đƣợc bình thƣờng. Các điều ƣớc trong lĩnh vực hàng hải có tác động và ảnh hƣởng tích cực đến việc xây dựng pháp luật hàng hải của các quốc gia, nhất là đối với các nƣớc đang phát triển và chậm phát triển.

““Hợp đồng vận chuyển bằng đƣờng biển” là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó ngƣời vận chuyển đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cƣớc”, theo Công ƣớc của Liên Hợp quốc về Vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển [17, tr.570].

Theo quy tắc Hague – Visby năm 1968, Hợp đồng vận chuyển đó “đƣợc điều chỉnh bởi một vận đơn hoặc bất kỳ một chứng từ tƣơng tự nào về quyền sở hữu liên quan tới vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển, kể cả bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ nào nói trên đây đƣợc ký phát theo một hợp đồng thuê tàu, kể từ khi vận đơn hoặc chứng từ đó điều chỉnh quan hệ giữa ngƣời vận chuyển và ngƣời nắm giữ vận đơn hay chứng từ đó”.

Điểm khác biệt là những quy định trong Công ƣớc Hamburg và Hague- Visby đề cập tới là yếu tố quốc tế trong phạm vi áp dụng. Theo đó:

Cảng bốc, trả hàng thực tế hoặc quy định trong hợp đồng nằm ở một nƣớc thành viên Công Ƣớc;

Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển bằng đƣờng biển đƣợc phát hành tại một nƣớc thành viên công ƣớc;

Vận đơn hoặc chứng từ đã nêu ở điểm trên quy định rằng những quy định của Công ƣớc này hoặc luật của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ƣớc là luật điều chỉnh hợp đồng.

Khác với quan niệm về yếu tố quốc tế trong Bộ luật dân sự, yếu tố quốc tế đề cập tới trong Công ƣớc không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu hay của các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển. Yếu tố quốc tế trong Công ƣớc đề cập tới tính quốc tế của hoạt động vận chuyển và chứng từ vận chuyển cũng nhƣ luật áp dụng.

Nhƣ vậy, những quy định nêu trên giúp chúng ta có những hình dung, định dạng khá rõ về khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đƣờng biển. Tựu chung lại, có thể quan niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế nhƣ sau: là hợp đồng vận chuyển tài sản; Đối tƣợng của hợp đồng là hàng hóa mang tính chất quốc tế, nói cách khác là hàng hóa xuất nhập khẩu. Theo đó quãng đƣờng vận chuyển phải đi qua lãnh thổ của ít nhất hai quốc gia; Phƣơng thức vận chuyển bằng đƣờng biển; Là loại hợp đồng có tính chất quốc tế.

1.2.2 Đặc điểm hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong dịch vụ logistics trong dịch vụ logistics

*Đặc điểm về chủ thể:

Về chủ thể của hợp đồng, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển đƣợc ký kết giữa ngƣời vận chuyển và ngƣời thuê vận chuyển hay ngƣời gửi hàng.

Theo quy định tại Điều 147 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 thì “ngƣời thuê vận chuyển là ngƣời tự mình hoặc ủy quyền cho ngƣời khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển với ngƣời vận chuyển. Trong

trƣờng hợp hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, ngƣời thuê vận chuyển đƣợc gọi là ngƣời gửi hàng”.

Ngƣời vận chuyển là ngƣời tự mình hoặc ủy quyền cho ngƣời khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển với ngƣời thuê vận chuyển.

Ngƣời vận chuyển thực tế là ngƣời đƣợc ngƣời vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển.

Theo Điều 1 Quy tắc Humburg, ngƣời chuyên chở là bất cứ ngƣời nào mà chính mình hoặc ngƣời đƣợc họ ủy thác đứng tên ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển với ngƣời gửi hàng. Nhƣ vậy ngƣời chuyên chở (ngƣời vận chuyển) phải là một bên tham gia ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đƣờng biển với ngƣời gửi hàng.

Ngƣời gửi hàng là bất cứ ngƣời nào mà chính mình ký hoặc đứng tên mình ký thay cho mình một hợp đồng vận chuyển với ngƣời chuyên chở hoặc là bất cứ ngƣời tự mình tiến hành hoặc đƣợc ngƣời khác thay mình tiến hành thực sự giao hàng hóa cho ngƣời chuyên chở liên quan đến hợp đồng vận chuyển đƣờng biển.

Ngoài khái niệm về ngƣời chuyên chở và ngƣời gửi hàng, Quy tắc Humburg còn đƣa ra khái niệm về ngƣời chuyên chở thực sự. Theo đó ngƣời chuyên chở thực sự là bất cứ ngƣời nào đƣợc ngƣời chuyên chở ủy thác thực hiện việc chuyên chở hàng hoặc một phần việc chuyên chở hàng hóa đó, kể cả bất cứ ngƣời nào khác đƣợc giao cho việc ủy thác đó [18, tr.25-26].

*Đặc điểm về hình thức:

Hình thức của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển do các bên thỏa thuận đối với loại hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển, hoặc dƣới hình thức văn bản đối với hợp đồng vận chuyển theo chuyến.

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá theo chứng từ: “Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển đƣợc giao kết với điều kiện ngƣời vận chuyển không phải dành cho ngƣời thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lƣợng, kích thƣớc hoặc trọng lƣợng của hàng hoá để vận chuyển” (Điều 146, khoản 1, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015).

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến: “Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển đƣợc giao kết với điều kiện ngƣời vận chuyển dành cho ngƣời thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến.” Hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải đƣợc giao kết bằng văn bản do loại hợp đồng này thƣờng rất phức tạp bởi lẽ nó phải quy định chi tiết và dự liệu đƣợc nhiều tình huống để tránh mâu thuẫn tranh chấp giữa các bên (Điều 146, khoản 2, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015).

*Đặc điểm về đối tƣợng:

Đối tƣợng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển là hoạt động vận chuyển hàng hóa qua biên giới của một hoặc nhiều quốc gia, cụ thể là từ cảng của một nƣớc này đến cảng của một nƣớc khác. Khác với một hợp đồng mua bán, hợp đồng chuyên chở không làm thay đổi chủ sở hữu của một hàng hóa mà chỉ làm thay đổi vị trí của chúng [18, tr.26]. Hàng hóa đƣợc vận chuyển tới lãnh thổ của quốc gia khác, do vậy bắt buộc phải đi qua vùng biển của một hoặc một số quốc gia khác, vì vậy bị ảnh hƣởng bởi pháp luật những quốc gia đó.

Cuối cùng, phải khẳng định những thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển bị ảnh hƣởng bởi tập quán hàng hải.

1.2.3 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển trong dịch vụ logistics. biển trong dịch vụ logistics.

Theo Công ƣớc Hamburg và Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015, Điều 145, khoản 2 thì hàng hóa là: máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tƣơng tự do ngƣời giao hàng cung cấp để đóng hàng đƣợc vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển. Tức là đối với hai nguồn luật nói trên thì động vật sống và container (hay công cụ tƣơng tự) khi hàng đƣợc bao gói miễn là do ngƣời thuê vận chuyển cung cấp, khi thiệt hại xảy ra, ngƣời chuyên chở sẽ phải bồi thƣờng- kể cả phí cho container, pallet...

Ngoài những loại hàng hóa thông thƣờng, hàng hóa là động vật sống đã đƣợc nói đến, còn có các loại hàng hóa đặc biệt khác. Bộ luật hàng hải Việt Nam nhấn mạnh vào hàng nguy hiểm. Hàng nguy hiểm - tạm hiểu là những hàng hóa khi vận chuyển có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con ngƣời, môi trƣờng và an ninh quốc gia. Hàng nguy hiểm còn bao gồm hàng dễ cháy, nổ. Với loại hàng hóa này thì việc vận chuyển đòi hỏi phải tuân theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam và các quy định của pháp luật liên quan. Tổ chức hàng hải quốc tế IMO cũng có quy định về hàng nguy hiểm trong Công ƣớc về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực vận chuyển vật liệu hạt nhân bằng đƣờng biển và Công ƣớc quốc tế về trách nhiệm và bồi thƣờng tổn thất liên quan đến vận chuyển các chất nguy hiểm và độc hại bằng đƣờng biển. Với loại hàng hóa đƣợc quy định trong danh mục hàng độc hại nguy hiểm của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ logistics trong vận tải đường biển theo pháp luật việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)