Thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 42 - 44)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,

2.1.2.Thời điểm hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đƣờng biển quốc tế

bằng đƣờng biển quốc tế

Thông thường hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm được quy định bắt đầu từ một thời điểm này và kết thúc tại một thời điểm khác. Chẳng hạn, một hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới bắt đầu từ 10 giờ ngày 01/10/2006 đến 10 giờ ngày 01/10/2007.

Khác với nhiều loại hợp đồng bảo hiểm thông thường, quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển lại nghiêng về giới hạn không gian hơn là giới hạn thời gian.

Theo quy định của Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành năm 1990, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển bắt đầu có hiệu lực từ khi hàng rời kho hay nơi chứa hàng tại địa điểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm để bắt đầu vận chuyển và tiếp tục có hiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường. Hợp đồng bảo hiểm kết thúc hiệu lực tại một trong số các thời điểm sau đây, tùy thời điểm nào đến trước:

- Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

- Khi giao hàng vào kho hay bất kỳ nơi chứa hàng nào khác mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngồi q trình vận chuyển bình thường.

- Khi hết hạn 60 ngày kể từ ngày hoàn thành việc dỡ hàng tại cảng đến. - Khi hàng được giao vào bất kỳ kho hay nơi chứa hàng nào khác với nơi nhận do nhầm lẫn.

Cần lưu ý rằng, hợp đồng bảo hiểm sẽ kết thúc hiệu lực khi hàng được giao vào kho hay nơi chứa hàng cuối cùng, do đó tổn thất của cả lơ hay của từng kiện sau khi động tác bốc dỡ cả lô hay của từng kiện ấy đã thực hiện xong tại nơi nhận đó sẽ khơng thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm. Nói cách khác, khơng có bảo hiểm cho hàng hóa ở trong những kho này. Như vậy, về khơng gian, hàng hóa được bảo hiểm trong suốt quá trình vận chuyển từ kho đi tới kho đến. Do đó chủ hàng chỉ cần thu xếp một hợp đồng bảo hiểm mà hàng hóa vẫn được bảo hiểm cả q trình vận chuyển trên biển lẫn trong quá trình vận chuyển trên bộ ở hai đầu cảng đi và cảng đến.

Một điểm đáng lưu ý là, mặc dù theo quy định chung, hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực từ kho người bán đến kho người mua song pháp luật Việt Nam cũng như các nước đều không ngăn cấm chủ hàng và người bảo hiểm thỏa thuận để bảo hiểm cho hàng hố chỉ trong hành trình vận chuyển trên biển mà thơi. Thực tế, có khơng ít hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển biển quốc tế được ký kết tại các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam để bảo hiểm cho hàng hóa kể từ khi được xếp xuống tàu cho đến khi dỡ ra khỏi tàu biển tại cảng đến.

Quy định về hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển do Bộ Tài chính Việt Nam ban hành năm 1990 khơng có gì khác biệt so với "điều khoản vận chuyển" và điều khoản "đảm bảo mở rộng" trong các điều kiện bảo hiểm do Ủy ban Kỹ thuật và điều khoản - Học hội bảo hiểm London ban hành năm 1963 và năm 1982.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 42 - 44)