Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 89 - 91)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,

3.2.1.4.Phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt

tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam

Hoạt động hàng hải không chỉ làm phát sinh các mối quan hệ pháp luật giữa các chủ thể trong một quốc gia mà còn phát sinh các quan hệ pháp luật giữa các chủ thể của nhiều quốc gia khác nhau. Chính vì vậy, hoạt động hàng hải là một trong các hoạt động mang tính quốc tế sâu rộng.

Tính quốc tế của hoạt động hàng hải quyết định tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải. Trong bảo hiểm hàng hải, một hợp đồng bảo hiểm có thể bao gồm nhiều chủ thể thuộc các nước khác nhau. Do đó, một sự khác biệt trong pháp luật bảo hiểm của một nước có thể kéo theo những xung đột pháp luật trong quá trình xác lập, giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

Tính quốc tế của hoạt động bảo hiểm hàng hải, ngồi việc bị chi phối bởi tính quốc tế của hoạt động hàng hải, cịn bị chi phối bởi chính đặc thù của hoạt động phân tán rủi ro trong kinh doanh bảo hiểm. Phương pháp phân tán rủi ro chủ yếu và đặc thù nhất của các doanh nghiệp bảo hiểm là Tái bảo hiểm.

Tái bảo hiểm là nghiệp vụ mà người bảo hiểm sử dụng để chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác trên cơ sở nhượng lại cho người bảo hiểm đó một phần phí bảo hiểm. Chính hoạt động tái bảo hiểm đã tạo nên sự gắn kết các nhà bảo hiểm trên

Sự bất trắc trong các hành trình hàng hải đã dạy cho các nhà bảo hiểm sử dụng tái bảo hiểm như một biện pháp phân tán rủi ro, đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh. Trong quan hệ tái bảo hiểm, một hợp đồng bảo hiểm gốc được ký kết cần phải có những điều khoản phù hợp với hợp đồng tái bảo hiểm. Sự phù hợp trước tiên là phải ở các điều khoản quy định về phạm vi bảo hiểm, loại trừ bảo hiểm, cách tính và thanh tốn bồi thường, …

Xuất phát từ những lý do trên, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hàng hải đòi hỏi phải có sự phù hợp giữa pháp luật bảo hiểm của mỗi nước với pháp luật và thơng lệ hàng hải quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật bảo hiểm ở mỗi quốc gia phải tính tới sự phù hợp với thực tiễn hoạt động bảo hiểm hàng hải ở quốc gia đó.

Những phân tích trên đây cho thấy việc tuân thủ nguyên tắc phù hợp với pháp luật và thông lệ bảo hiểm hàng hải quốc tế trên cơ sở sát với thực tiễn của hoạt động bảo hiểm hàng hải tại Việt Nam là yêu cầu cho mọi nghiên cứu nhằm đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo hiểm Việt Nam trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hải.

3.2.1.5. Bảo đảm tính dự liệu trước của pháp luật bảo hiểm hàng

hải tại Việt Nam

Không phủ nhận rằng pháp luật ra đời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của cuộc sống. Tuy nhiên, cuộc sống không đứng yên mà luôn vận động, thay đổi. Do đó, để đảm bảo cho các quy phạm pháp luật được ban hành có giá trị sử dụng lâu dài thì việc đảm bảo tính dự liệu trước của pháp luật có ý nghĩa quyết định. Trên thế giới, khơng ít những bộ luật có giá trị sử dụng hàng thế kỷ. Ở Việt Nam, tính lỗi thời nhanh chóng của nhiều văn bản quy phạm pháp luật một phần do yêu cầu của việc xây dựng luật là quán triệt và thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ, một phần là do tính dự liệu trước trong q trình xây dựng luật cịn hạn chế.

Thực tiễn này cho thấy việc đảm bảo tính dự liệu trước của pháp luật bảo hiểm hàng hải Việt Nam là yêu cầu đặt ra cho mọi nghiên cứu trong lĩnh vực này.

3.2.1.6. Đảm bảo tính dễ hiểu, dễ vận dụng của pháp luật bảo hiểm

hàng hải

Dễ hiểu, dễ vận dụng (tính đại chúng) là yêu cầu đặt ra cho việc xây dựng bất kỳ một văn bản luật nào. Trong lĩnh vực bảo hiểm nói chung và bảo hiểm hàng hải nói riêng, việc đảm bảo yêu cầu này có ý nghĩa quan trọng. Sở dĩ như vậy bởi lẽ một sự không rõ ràng trong các quy định của luật hàng hải và các quy tắc, điều khoản bảo hiểm đều có nguy cơ dẫn đến những tranh chấp khơng đáng có trong q trình vận dụng.

Đặc điểm của pháp luật bảo hiểm hàng hải là trong luật có sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Hơn thế nữa, việc kế thừa các nguồn luật có tính quốc tế đều vấp phải vấn đề khó khăn về ngơn ngữ. Trong thực tiễn kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam, nhiều quy tắc, điều khoản bảo hiểm được dịch từ các văn bản tiếng Anh nên ít nhiều gây ra những sự khó hiểu, khó vận dụng. Những khó khăn trong việc chuyển tải ngữ nghĩa trong q trình Việt hóa các văn bản này là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hiểu lầm và ngộ nhận trong q trình thống nhất ý chí, xác lập và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

Từ những lý do trên mà yêu cầu đặt ra đối với pháp luật bảo hiểm nói chung và pháp luật về bảo hiểm hàng hải nói riêng là hạn chế đến mức thấp nhất những tranh chấp có thể nảy sinh từ tính khơng rõ ràng và không đại chúng trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 89 - 91)