Đối tƣợng bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 58)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,

2.3.1Đối tƣợng bảo hiểm

Trong bảo hiểm hàng hóa, đối tượng bảo hiểm là hàng hóa và theo quy tắc giải thích đơn bảo hiểm của MIA 1906 có ghi rõ từ "hàng hóa" có nghĩa là hàng hóa với tính chất thương mại và khơng bao gồm đồ đạc cá nhân hay lương thực dự trữ để dùng trên tàu.

Nghiên cứu quy định trong các Điều ước quốc tế trong tương quan so sánh với Bộ luật hàng hải Việt Nam có thể thấy một điểm khác biệt nhỏ trong định nghĩa về hàng hóa. Bộ luật hàng hải Việt Nam và Cơng ước Hamburg 1978 đều coi súc vật sống và hàng hóa xếp trên boong thuộc khái niệm hàng hóa. Trong khi đó, điều 1.c- Quy tắc Hague 1924 lại định nghĩa "Hàng hóa gồm tài sản, đồ vật, hàng hóa và vật phẩm các loại trừ súc vật sống, hàng hóa theo hợp đồng chuyên chở được khai là xếp trên boong và thực sự được chở như thế".

Về nội dung, nhìn chung các quy định về đối tượng bảo hiểm của Luật hàng hải Việt Nam khơng có gì khác biệt lớn so với Luật bảo hiểm hàng hải Anh quốc. Điều 225 Bộ luật hàng hải Việt Nam đã chỉ rõ:

Đối tượng bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền cơng vận chuyển hành khách, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, trách nhiệm dân sự và các khoản tiền được đảm bảo bằng tàu hoặc hàng hóa hoặc tiền cước vận chuyển [2].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 58)