Tổn thất toàn bộ: Là sự mất mát, hư hỏng hoàn tồn hàng hóa được

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 25 - 26)

bảo hiểm. Tổn thất tồn bộ đối với hàng hóa cũng được chia thành hai loại: tổn thất toàn bộ thực tế và tổn thất tồn bộ ước tính.

+ Tổn thất toàn bộ thực tế là tổn thất trên thực tế hàng đã bị mất toàn bộ giá trị và giá trị sử dụng như: hàng bị phá hủy, hủy hoại hoàn toàn do cháy, nổ, thối rữa…; hàng khơng cịn khả năng lấy lại được do bị chiếm giữ, tước đoạt, tịch thu; hàng chở trên tàu bị đắm khơng có khả năng trục vớt…; hàng bị mất hoàn toàn giá trị sử dụng như xi măng ướt nước bị đông cứng, gạo bị mốc đen, đường bị chảy nước…; hàng chở trên tàu bị mất tích.

+ Tổn thất tồn bộ ước tính: Là dạng tổn thất khơng thể tránh khỏi tổn thất tồn bộ thực tế hoặc nếu bỏ ra chi phí để cứu hàng, sửa chữa, tu bổ lại và chở về cảng đích thì những chi phí này vượt q giá trị hàng hóa tại đó. Muốn được bồi thường theo tổn thất tồn bộ ước tính thì người được bảo hiểm phải thơng báo cho người bảo hiểm bằng văn bản ý định từ bỏ hàng và chuyển mọi quyền lợi đối với hàng hóa được bảo hiểm cho người bảo hiểm (thơng báo từ bỏ hàng hóa), đồng thời yêu cầu người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiền bảo hiểm.

Các quy định về từ bỏ hàng hóa để địi bồi thường tổn thất tồn bộ ước tính có thể tìm thấy tại mục 7 chương XVI Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, từ điều 250 đến điều 255.

Quyền từ bỏ hàng hóa của người được bảo hiểm được thừa nhận khi xét thấy đối tượng bảo hiểm bị tổn thất toàn bộ là khơng thể tránh khỏi hoặc chi phí sửa chữa, vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng là cao hơn so với giá thị trường của hàng hóa đó tại cảng trả hàng (Điều 250 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005).

Cách thức và thời hạn thực hiện quyền từ bỏ hàng hóa được quy định tại Điều 251 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, theo đó thơng báo từ bỏ phải được làm bằng văn bản, gửi cho người bảo hiểm trong thời hạn hợp lý nhưng không quá 180 ngày kể từ ngày người được bảo hiểm biết về các sự kiện làm căn cứ để áp dụng quyền từ bỏ hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn bảo hiểm trong trường hợp hàng hóa bị cưỡng đoạt hoặc bị mất quyền chiếm hữu vì những nguyên nhân khác, sau thời hạn này người được bảo hiểm bị mất quyền từ bỏ nhưng vẫn có quyền địi bồi thường tổn thất.

Người bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho người được bảo hiểm về việc chấp nhận hoặc từ chối thông báo từ bỏ hàng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo từ bỏ hàng hóa của người được bảo hiểm, quá thời hạn này, người bảo hiểm mất quyền từ chối (Điều 253 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005).

Nếu thông báo từ bỏ hàng hóa được người bảo hiểm chấp nhận, người bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm theo tổn thất tồn bộ ước tính và được tiếp nhận mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến lô hàng bị người được bảo hiểm từ bỏ. Trường hợp người bảo hiểm từ chối thông báo từ bỏ hàng hóa, người được bảo hiểm vẫn có quyền địi bồi thường tổn thất của hàng hóa theo tổn thất bộ phận (Điều 253 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 25 - 26)