Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 71 - 74)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,

2.3.4.2.Quyền và nghĩa vụ của bên bảo hiểm

(1) Quyền của bên bảo hiểm

Do hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng song vụ nên nghĩa vụ của bên được bảo hiểm thường tương xứng với quyền của doanh nghiệp bảo hiểm.

Cũng như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của các nước khác, pháp luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam cũng thừa nhận các quyền của bên bảo hiểm trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế như sau:

- Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm;

- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nếu bên được bảo hiểm cố ý vi phạm nghĩa vụ về cung cấp thơng tin, khơng đóng phí bảo hiểm hoặc cố ý khơng thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm;

- Từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Người bảo hiểm được hưởng các miễn trách theo Bộ luật hàng hải Việt Nam và những loại trừ bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng. Theo quy định tại Điều 246 Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005, trừ khi có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về các tổn thất phát sinh trong do các nguyên nhân như: tính chất tự nhiên của hàng hóa; hàng hóa bị rị rỉ, hao hụt hoặc hao mịn tự nhiên; đóng gói khơng đúng quy cách hoặc khơng thích hợp; chậm trễ trong việc cung ứng hàng hóa; chiến tranh hoặc những hoạt động quân sự, bị cưỡng đoạt, gây rối, đình cơng, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, bắt giữ, phá hủy tàu biển theo mệnh lệnh quân sự hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. (khoản 2, 3 Điều 246). - Yêu cầu bên được bảo hiểm thực hiện các biện pháp có thể để đề phịng, hạn chế tổn thất cho hàng hóa được bảo hiểm;

- Yêu cầu người thứ ba bồi hoàn số tiền đã bồi thường cho người được bảo hiểm về những tổn thất và chi phí do người thứ ba gây ra;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật [4, tr. 19-20].

(2) Nghĩa vụ của bên bảo hiểm

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm có sự "trái chiều" về thơng tin, người được bảo hiểm thì biết rất rõ về đối tượng bảo hiểm, nhưng lại không biết rõ về sản phẩm mà người bảo hiểm cung cấp. Ngược lại, người bảo hiểm biết rất rõ về sản phẩm mà mình sẽ cung cấp cho khách hàng, nhưng lại không biết rõ về đối tượng bảo hiểm. Do vậy, trách nhiệm đầu tiên của người

bảo hiểm cũng là trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến sản phẩm bảo hiểm. Việc cung cấp thông tin của nhà bảo hiểm cũng phải đảm bảo nguyên tắc "trung thực tối đa". Điều này đã được quy định rõ trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định:

Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản cho bên mua bảo hiểm và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thơng tin đó...

Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật [4].

Như vậy, đây là trách nhiệm theo luật buộc người bảo hiểm phải có trách nhiệm thi hành. Sau khi đã nhận được thông tin yêu cầu bảo hiểm của người được bảo hiểm, người bảo hiểm đánh giá rủi ro và trả lời bằng văn bản cho người được bảo hiểm về việc đồng ý hay từ chối bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm. Nếu chấp nhận bảo hiểm thì sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết, người bảo hiểm có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho người được bảo hiểm. Trách nhiệm này của người bảo hiểm được quy định tại DDiều 228 Bộ luật hàng hải Việt Nam và Điều 22-MIA1906.

Khi xảy ra sự cố thuộc phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm, người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất, người bảo hiểm phải có trách nhiệm bồi hồn cho người được bảo hiểm những chi phí chi ra để thực hiện cơng việc đó. Quy định này xuất phát từ đạo lý: Thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất đồng nghĩa với việc gián tiếp làm giảm số tiền phải bồi thường của người bảo hiểm. Trách nhiệm này được quy

phịng tổn thất thì sự cam kết đó được coi là bổ sung vào hợp đồng bảo hiểm và người được bảo hiểm có thể địi người bảo hiểm bồi thường mọi chi phí đã chi ra phù hợp với điều khoản …" [3]. Trong ICC1982 cũng quy định về vấn đề này - Điều 16 ICC 1982 ghi rõ: "Người bảo hiểm, ngoài trách nhiệm đối với tổn thất thuộc phạm vi bồi thường của bảo hiểm, cịn phải hồn trả người được bảo hiểm mọi khoản chi phí phải chi ra một cách hợp lý và thỏa đáng trong khi thực hiện nhiệm vụ đề phòng, hạn chế tổn thất" [10]. Các quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam về vấn đề này, khơng có gì khác biệt so với các quy định của MIA 1906 và ICC 1982. Điều 243 Bộ luật hàng hải Việt Nam ghi rõ: "Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi hồn cho người được bảo hiểm mọi chi phí hợp lý và cần thiết do người được bảo hiểm sử dụng để ngăn ngừa và hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm…" [2].

Đối với người bảo hiểm, nghĩa vụ quan trọng nhất là phải thực thi cam kết bồi thường bảo hiểm khi có tổn thất xảy ra. Một trong những căn cứ để thực hiện việc bồi thường của người bảo hiểm là dựa vào kết luận của biên bản giám định. Cơng việc giám định có thể do nhân viên của người bảo hiểm thực hiện song cũng có thể do một tổ chức giám định độc lập tiến hành. Khi xảy ra sự cố thuộc trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm, ngoài việc bồi thường tổn thất đối với hàng hóa, người bảo hiểm cịn phải trả khoản phí giám định liên quan. Nếu người bảo hiểm từ chối bồi thường thì người bảo hiểm phải giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường cho phía người được bảo hiểm. Trách nhiệm bồi thường của người bảo hiểm theo quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam tại các điều 243, 244, 245 hoàn tồn phù hợp với luật pháp và thơng lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 71 - 74)