Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 64 - 71)

- Tổn thất chung: Tổn thất chung gây ra bởi hoặc do hậu quả của hành động tổn thất chung, đó là sự hi sinh một số ít quyền lợi của chủ hàng,

2.3.4.1.Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo hiểm

(1) Quyền của bên được bảo hiểm

Khi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế, bên được bảo hiểm được pháp luật thừa nhận các quyền sau:

- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam để mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình;

- u cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm;

- Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm hoặc trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm khơng chấp nhận giảm phí bảo hiểm khi các rủi ro làm cơ sở tính phí bảo hiểm giảm;

- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi xảy ra rủi ro được bảo hiểm khiến hàng hóa bị tổn thất hoặc phát sinh chi phí;

- Chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật [4, tr. 21].

(2) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm

Đối với hợp đồng bảo hiểm nói chung, hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển nói riêng, người được bảo hiểm phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình kể từ khi xác lập, thực hiện hợp đồng bảo hiểm đến khi chấm dứt hợp đồng.

a) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm trước và sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm

Khi có nhu cầu tham gia bảo hiểm cho một lơ hàng nào đó, chủ hàng phải cung cấp những thông tin cần thiết cho người bảo hiểm để người bảo hiểm có thể đánh giá rủi ro. Việc cung cấp thông tin phải đảm bảo nguyên tắc "Trung thực tối đa". Khác với các nghiệp vụ bảo hiểm khác, đối tượng được yêu cầu bảo hiểm có thể ở cách xa người bảo hiểm và người được bảo hiểm cả ngàn dặm vào thời điểm đàm phán và ký kết hợp đồng, do đó việc giám định đối tượng trước khi nhận bảo hiểm là khơng thể thực hiện được. Vì vậy, người được bảo hiểm phải khai báo tất cả các thông tin mà người bảo hiểm đòi hỏi trước khi ký kết hợp đồng một cách trung thực nhất. Nếu người được bảo hiểm không trung thực trong việc khai báo rủi ro thì người bảo hiểm có quyền coi như hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Điều này đã được thể hiện rõ trong MIA 1906 từ Điều 17 đến Điều 20 và tại Điều 229 Bộ luật hàng hải Việt Nam đã quy định:

đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm có thể ảnh hưởng đến việc xác định khả năng xảy ra rủi ro hoặc quyết định của người bảo hiểm về việc nhận bảo hiểm và các điều kiện bảo hiểm, trừ thông tin mà mọi người biết hoặc người bảo hiểm đã biết hoặc phải biết [2].

Nghĩa vụ này được áp dụng đối với cả người đại diện của người được bảo hiểm (thường là người môi giới bảo hiểm). Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng cách chủ hàng làm giấy yêu cầu bảo hiểm để gửi cho người bảo hiểm. Thông thường, giấy yêu cầu bảo hiểm bao gồm những nội dung sau:

+ Tên người được bảo hiểm;

+ Tên hàng hóa cần được bảo hiểm;

+ Loại bao bì, cách đóng gói và ký mã hiệu của hàng hóa; + Trọng lượng hay số lượng hàng hóa cần được bảo hiểm; + Tên tàu biển và loại phương tiện vận chuyển;

+ Cách thức xếp hàng xuống tàu;

+ Nơi bắt đầu vận chuyển, chuyển tải và nơi nhận hàng; + Ngày tháng phương tiện chở hàng bắt đầu rời bến; + Giá trị hàng hóa cần bảo hiểm;

+ Điều kiện bảo hiểm;

+ Nơi thanh tốn bồi thường; + Những thơng tin cần thiết khác.

Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm, người bảo hiểm đánh giá rủi ro và quyết định chấp nhận bảo hiểm hay không và thỏa thuận về mức phí bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm coi như đã ký kết khi người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm bằng văn bản. Căn cứ vào giấy yêu cầu bảo hiểm, người bảo hiểm cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Nếu khơng có thỏa thuận

gì khác, người được bảo hiểm phải thanh tốn phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi nhận được đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Điều 240 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định: "Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm cho người bảo hiểm ngay sau khi ký kết hợp đồng hoặc ngay sau khi được cấp đơn bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác" [2]. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm đã được xác lập với thỏa thuận về thời hạn nộp phí và người tham gia bảo hiểm khơng nộp phí khi đã kết thúc thời hạn đó, sẽ khơng phát sinh trách nhiệm của người bảo hiểm. Quyền khởi kiện người tham gia bảo hiểm địi phí bảo hiểm sẽ được người bảo hiểm sử dụng trong một số trường hợp. Nghĩa vụ này của người được bảo hiểm, được tuân thủ theo quy định trên là do xuất phát từ đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Việc chia sẻ rủi ro trong bảo hiểm chỉ được tiến hành trên cơ sở có nguồn tài chính đủ lớn từ việc thu phí của số đơng người tham gia bảo hiểm. Phí bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được tính bằng tích của số tiền bảo hiểm và tỷ lệ phí bảo hiểm. Trường hợp có chuyển tải hoặc hàng hóa được chuyên chở trên tàu già, người mua bảo hiểm phải thanh tốn thêm phần phụ phí chuyển tải hoặc phụ phí tàu già.

b) Nghĩa vụ của bên được bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

Nghĩa vụ cung cấp thông tin về đối tượng bảo hiểm của người được bảo hiểm, không những chỉ được thực hiện trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, mà cịn được duy trì trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Điều 241 Bộ luật hàng hải Việt Nam có quy định: "Sau khi hợp đồng bảo hiểm được giao kết mà có bất kỳ thay đổi nào về rủi ro được bảo hiểm làm tăng mức độ rủi ro thì người được bảo hiểm phải có trách nhiệm thơng báo cho người bảo hiểm về sự thay đổi đó ngay khi họ biết" [2], nếu người được bảo hiểm vi phạm vào quy định này thì người bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường một

về cung cấp thông tin theo Bộ Luật hàng hải Việt Nam khơng có gì khác biệt lớn so với Luật hàng hải Anh. Điều 19 MIA quy định: "Người tham gia bảo hiểm và người môi giới phải thông báo mọi sự kiện cần thiết đã biết và được coi như đã biết cho người bảo hiểm. Vi phạm nghĩa vụ này người bảo hiểm có thể hủy bỏ hợp đồng" [3].

Trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thực hiện trách nhiệm đề phịng, hạn chế tổn thất. Có thể nói, phần lớn các tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong q trình vận chuyển là do sự cẩu thả trong q trình chun chở, việc bốc dỡ khơng đúng quy định, cách đóng gói khơng phù hợp... Nếu các tổn thất đó được giảm thiểu thì người bảo hiểm không những hạn chế được tỷ lệ tổn thất mà còn bảo quản được số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu cho tiêu dùng xã hội nói chung. Hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ nguyên liệu tho cho đến những máy móc tinh xảo, dù được chuyên chở bằng các phương tiện khác nhau đều luôn bị đe dọa bởi rủi ro, điều quan trọng được ghi nhận là các rủi ro có thể được giảm thiểu hoặc tránh được tổn thất bằng việc sử dụng một cách có hiệu quả biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất. Điều 78.4-MIA 1906 quy định rõ nghĩa vụ của người được bảo hiểm và những người đại lý của họ trong việc đề phòng, hạn chế tổn thất "Trong mọi trường hợp người được bảo hiểm và đại lý của họ phải áp dụng mọi biện pháp hợp lý nhằm tránh hoặc giảm bớt tổn thất". Nghĩa vụ này cũng được quy định rõ trong các điều kiện bảo hiểm hàng hóa và tàu biển. Điều 16-ICC1982 - điều khoản trách nhiệm của người được bảo hiểm có quy định trách nhiệm của người được bảo hiểm, những người làm công và đại lý của họ đối với tổn thất thuộc phạm vi bồi thường bảo hiểm là: "Phải áp dụng những biện pháp có thể coi là hợp lý nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ tổn thất…". Như vậy, so với MIA 1906, ICC1982 đưa ra thuật ngữ "người được bảo hiểm, những người làm công và đại lý của họ" rộng hơn đối tượng đơn thuần là người được bảo hiểm và đại lý. Sự thêm vào thuật ngữ "những người làm công cho họ" của ICC chính là từ và để chống lại phán quyết

của quan tòa Mocatta trong vụ The Gold Sky (Astrovlanis Compania Naviera kiện Linard năm 1972) khi ông phát biểu "Thuyền trưởng về căn bản là người làm cơng cho chủ của họ…". Ngồi ICC khơng có một sự sửa đổi nào so với Điều 78.4-MIA 1906 và nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm vẫn mặc nhiên được coi là nghĩa vụ luật định. Vi phạm nghĩa vụ này, người bảo hiểm có quyền khiếu nại người được bảo hiểm và từ chối toàn bộ, hoặc một phần số tiền lẽ ra được bồi thường theo đơn bảo hiểm. Quyền này đã được tòa án Anh mặc nhiên thừa nhận theo án lệ The Gold Sky [12, tr. 359-360].

Điều 18.2.đ Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam có quy định: "Người được bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và của pháp luật có liên quan" [4]. Đồng thời Điều 242 Bộ luật hàng hải Việt Nam quy định về nghĩa vụ này: "Trong trường hợp xảy ra tổn thất liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế tổn thất…" và "người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra do người được bảo hiểm quá cẩu thả hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ quy định tại điều này" [2]. Các quy định của Bộ luật hàng hải Việt Nam và các pháp luật liên quan khác về nghĩa vụ đề phòng, hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm hồn tồn khơng có gì trái ngược với chuẩn mực quốc tế.

Nghĩa vụ đề phòng hạn chế tổn thất của người được bảo hiểm còn mở rộng cho việc áp dụng các biện pháp hợp lý khơng chỉ ngăn ngừa mà cịn hạn chế tối đa tổn thất. Nếu hàng hóa đã thực sự bị tổn thất do một rủi ro được bảo hiểm thì người bảo hiểm tiếp tục có nghĩa vụ những biện pháp hợp lý ví dụ như lưu kho, tái chế, đóng gói để làm giảm bớt tổn thất. Điều hiển nhiên là các biện pháp này phải được áp dụng ngay lập tức.

Khi xảy ra hoặc phát hiện những hư hỏng hoặc mất mát có khả năng được bồi thường theo đơn bảo hiểm, người được bảo hiểm phải thơng báo ngay tình trạng hư hỏng mất mát cho người bảo hiểm và/hoặc đại lý giải quyết khiếu nại được ghi trên đơn bảo hiểm để xử lý tai nạn theo trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm. Việc thông báo này là hết sức cần thiết vì nó làm giám định viên dễ dàng hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất cũng như xác định mức độ hư hỏng hoặc mất mát xảy ra như thế nào? khi nào và ở đâu? để làm cơ sở cho việc giám định bồi thường sau này. Trong những trường hợp cần thiết người được bảo hiểm cịn cần phải thơng báo ngay cho các cơ quan chức năng liên quan như: Cảng vụ, cảnh sát, chính quyền cảng…để xử lý rủi ro theo pháp luật. Ngay cả khi hư hỏng hoặc mất mát không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm thì việc thơng báo sớm như vậy sẽ giúp người được bảo hiểm xác định được ai là người phải chịu trách nhiệm về hư hỏng mất mát đó để bảo lưu và thi hành mọi quyền khiếu nại các bên liên quan như: người chuyên chở, người ủy thác... Bên cạnh nghĩa vụ thơng báo rủi ro, tổn thất thì trong mọi trường hợp người được bảo hiểm và đại lý của họ phải tiến hành các biện pháp để đề phòng, hạn chế tổn thất xảy ra tiếp theo cho đối tượng được bảo hiểm, đồng thời người được bảo hiểm phải đảm bảo thực hiện và bảo lưu quyền khiếu nại của người bảo hiểm đối với người chuyên chở, ng- ười nhận ủy thác hàng hóa hoặc bất kỳ người thứ ba nào khác nếu những người này chịu trách nhiệm về tổn thất của hàng hóa. Cung cấp cho người bảo hiểm mọi giấy tờ liên quan chứng minh quyền khiếu nại của người được bảo hiểm. Căn cứ vào các giấy tờ có liên quan đến việc khiếu nại của người được bảo hiểm về tổn thất của hàng hóa thuộc phạm vi bảo hiểm trong từng vụ việc, ngư- ời bảo hiểm sẽ xác định số tiền bồi thường và thanh toán cho người được bảo hiểm.

Người được bảo hiểm có trách nhiệm chuyển quyền đòi bồi thường người thứ ba (nếu có) cho người bảo hiểm. Thực hiện nghĩa vụ này, người được bảo hiểm phải chuyển cho người bảo hiểm mọi tài liệu, bằng chứng mà

họ có và phải làm đầy đủ thủ tục đáp ứng yêu cầu thực hiện quyền truy đòi của người bảo hiểm đối với người thứ ba. Nếu người được bảo hiểm khơng làm trịn trách nhiệm này, người bảo hiểm có thể từ chối bồi thường một phần hoặc toàn bộ giá trị tổn thất. Tất cả các trách nhiệm trên của người được bảo hiểm đều được chỉ rõ trong các quy tắc, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm và trong các văn bản luật pháp liên quan đến hoạt động bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển.

Đối với trường hợp tổn thất tồn bộ ước tính xảy ra người được bảo hiểm muốn được bảo hiểm bồi thường theo tổn thất tồn bộ ước tính, thì người được bảo hiểm phải làm thông báo từ bỏ hàng và được người bảo hiểm chấp nhận. Khi thông báo từ bỏ đối tượng bảo hiểm, người được bảo hiểm có nghĩa vụ cung cấp cho người bảo hiểm những thông tin liên quan đến quyền về tài sản đối với đối tượng bảo hiểm, các khoản bảo hiểm mà người được bảo hiểm biết (Điều 61-MIA 1906 và Điều 252 Bộ luật hàng hải Việt Nam). Đây là trách nhiệm quan trọng của người được bảo hiểm khi từ bỏ đối tượng bảo hiểm, nếu vi phạm hoặc thơng báo này khơng cịn ý nghĩa thì người bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường theo tổn thất bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển quốc tế (Trang 64 - 71)