7. Kết cấu của luận văn
2.3. Nguyên nhân khiếm khuyết của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về thủ
2.3.1. Trình độ lập pháp của Việt Nam còn hạn chế
Quy trình xây dựng một đạo luật ở Việt Nam hiện nay được thực hiện theo trình tự sau: 1- Quốc hội quyết định chương trình xây dựng luật; 2- Ban soạn thảo dự án luật tiến hành soạn thảo; 3- Trình dự án luật cho Hội đồng Dân tộc, Ủy ban hữu quan của Quốc hội thẩm tra; 4- Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án luật; 5- Quốc hội thảo luận, thông quan luật; 6- Chủ tịch nước công bố [57].
Đối với quy trình xây dựng BLTTDS, cơ quan được giao soạn thảo là TAND tối cao, mà trực tiếp là Viện Khoa học xét xử, TAND tối cao (nay là Vụ pháp chế và quản lý khoa học). Các quy định của BLTTDS đặc biệt về thủ tục phiên tòa sơ thẩm còn nhiều bất cập, một nguyên nhân quan trọng là do trình độ lập pháp còn hạn chế, thể hiện ở các điểm sau:
- Cơ quan soạn thảo dự án BLTTDS là Viện Khoa học xét xử TAND tối cao, những người tham gia soạn thảo dự án BLTTDS không phải là những người chắc hẳn có trình độ lập pháp giỏi và có kinh nghiệm trong công tác xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự. Mặc dù, trong quá trình xây dựng dự án luật, ban soạn thảo có tổ chức các hội thảo để tập hợp ý kiến của các Tòa án địa phương, các cơ quan có liên quan, nhưng việc tập hợp ý kiến này cũng chỉ giúp ban soạn thảo một phần, quan trọng vẫn là quyết định của Ban soạn thảo. Có thể đánh giá trình độ của ban soạn thảo dự án BLTTDS, thông qua việc khẳng định các quy định trong BLTTDS này, đặc biệt là quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự là có sự tham khảo, gần như là sao chép các quy định của Bộ luật dân sự tố tụng của Liên bang Nga. Xét các điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam những năm 2000, việc lựa chọn mô hình tố tụng xét hỏi giống Liên bang Nga có thể là phù hợp và BLTTDS đã khắc phục được nhiều bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Tuy nhiên, về lâu dài, các quy định về thủ tục phiên tòa dân sự sơ thẩm đã không đáp ứng được nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng, không đảm bảo yêu cầu cải cách tư pháp của Bộ chính trị.
- Việc thẩm định dự án BLTTDS của các cơ quan của Quốc hội chưa đạt hiệu quả cao. Việc thẩm định cũng không được tiến hành khắt khe, cẩn thận, dẫn đến hiệu quả thẩm định không cao.
- Việc thảo luận và thông qua dự án luật tại Quốc hội chưa thực sự đảm bảo chất lượng, bởi lẽ đa số các đại biểu Quốc hội là kiêm nhiệm, hiểu biết về tố tụng dân sự hạn chế, do đó việc đại biểu thảo luận về các quy định về tố tụng dân sự có thể không xác đáng, không hợp lý. Hơn nữa, thời gian họp Quốc hội ngắn, số lượng công việc phải giải quyết, phải thảo luận và thông
qua nhiều, do đó thời gian dành để thảo luận một dự án luật thường ngắn, không thể đủ thời gian thảo luận kỹ càng.
Từ những lý do trên, dẫn đến một sản phẩm lập pháp ra đời với chất lượng không cao, có thể mới được ban hành đã bất cập, không phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Đây là bất cập chung của nhiều dự án luật, pháp lệnh, chứ không riêng BLTTDS.
2.3.2. Năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân của Tòa án hai cấp tỉnh Bắc Ninh còn hạn chế
Hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục phiên tòa sơ thẩm phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người, trong đó đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm là yếu tố quan trọng nhất. Quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm trong BLTTDS là rất cụ thể, rõ ràng và không khó để áp dụng, nhưng thực tiễn áp dụng tại Tòa án tỉnh Bắc Ninh chưa tốt, không đảm bảo được nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự, không đảm bảo được quyền bình bẳng giữa các đương sự, tỷ lệ bản án, quyết định sơ thẩm bị sửa vẫn cao, nguyên nhân quan trọng nhất là năng lực của đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế.
Theo quy định của BLTTDS, thành phần HĐXX tại phiên tòa sơ thẩm bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân. Trong đó, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là người điểu khiển toàn bộ hoạt động tố tụng tại phiên tòa. Với vai trò là người tiến hành tố tụng, chủ tọa phiên tòa phải thực hiện đầy đủ, chính xác các công việc mà BLTTDS quy định đối với chủ tọa phiên tòa, đồng thời chịu trách nhiệm chính về những vấn đề BLTTDS quy định đối với HĐXX, thay mặt HĐXX thông báo những quyết định đã được thông qua trong phòng nghị án cũng như phòng xử án; chủ tọa phiên tòa là người điều khiển đối với mọi hoạt động tố tụng và hành vi tố tụng tại phòng xử án. Với vai trò quan trọng như vậy, nếu như người Thẩm phán không có năng lực, sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm thủ tục phiên tòa sơ thẩm, dẫn đến thu thập, đánh giá chứng cứ không đúng, việc đưa ra phán quyết cũng không đúng, tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa cao.
tỉnh Bắc Ninh có 143 biên chế. Trong đó có 18 Thẩm phán trung cấp, 32 Thẩm phán sơ cấp, 64 Thư ký và 21 chức danh khác. Về trình độ chính trị có 16 người có trình độ cao cấp lý luận chính trị, 105 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị hoặc tương đương. Về chuyên môn nghiệp vụ có 02 tiến sĩ luật, 13 thạc sĩ luật và 14 cán bộ đang học cao học luật tại Hà Nội, 105 cử nhân luật và 13 trung cấp. Riêng đối với đội ngũ Thẩm phán: 5/18 Thẩm phán trung cấp đã tham gia Khóa đào tạo nghiệp vụ trước khi bổ nhiệm; 29/32 Thẩm phán sơ cấp đã tham gia Khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử. Hằng năm, lãnh đạo TAND tỉnh Bắc Ninh đã cử nhiều lượt Thẩm phán tham dự các Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ xét xử các loại vụ án do TAND tối cao tổ chức cũng như tự tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho Thẩm phán. Như vậy đánh giá về mặt bằng cấp, chứng chỉ đào tạo, xét thấy đội ngũ Thẩm phán của Tòa án hai cấp tỉnh Bắc Ninh về cơ bản đã được đào tạo bài bản cả về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Tuy nhiên, qua thực tế tham dự nhiều phiên tòa dân sự sơ thẩm và nghiên cứu một số hồ sơ vụ án sơ thẩm dân sự của Tòa án hai cấp tỉnh Bắc Ninh, quan điểm cá nhân tác giả cho rằng, năng lực xét xử, năng lực áp dụng pháp luật, tư duy đánh giá chứng cứ thực tế của Thẩm phán còn rất hạn chế. Mặt khác, việc xét xử của Thẩm phán chưa thực sự độc lập, còn bị tác động bởi nhiều yếu tố tiêu cực, bên ngoài hoặc xuất phát từ lợi ích cá nhân, mà xét xử không đúng với thực tế quan hệ pháp luật tranh chấp. Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của phiên tòa sơ thẩm, cũng như dẫn đến nhiều sai sót trong việc áp dụng pháp luật về thủ tục phiên tòa sơ thẩm.
Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được Hội đồng nhân dân bầu ra theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án. Khi tham gia xét xử, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, độc lập và phải tuân theo pháp luật trong việc giải quyết vụ án. Người được bầu làm Hội thẩm nhân dân phải có đủ tiêu chuẩn về chính trị, pháp lý và sức khỏe [12]. Vai trò của Hội thẩm nhân dân là rất quan trọng, nhưng trên thực tế tham gia xét xử tại Tòa án hai cấp tỉnh Bắc Ninh, Hội thẩm nhân dân chưa thể hiện được vai trò của mình. Đến tháng 5 năm 2015, Tòa án
hai cấp ở tỉnh Bắc Ninh có tổng số 177 Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử, họ là những người đang hoặc đã từng tham gia công tác ở các cơ quan nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của Luật TCTAND, Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, hàng năm đều được tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ pháp luật. Nhưng trên thực tế, kiến thức và hiểu biết pháp luật của Hội thẩm nhân dân vẫn còn rất yếu. Họ chưa thể hiện được vai trò độc lập của mình khi xét xử. Tại nhiều phiên tòa, hầu như Hội thẩm chỉ ngồi nghe, Thẩm phán là người điều hành và trực tiếp hỏi tất cả các câu hỏi. Khi nghị án, Hội thẩm cũng không thể hiện được quan điểm của cá nhân, mà biểu quyết đồng ý với quan điểm giải quyết vụ án mà Thẩm phán đã đưa ra. Mặt khác do không nắm vững kiến thức pháp luật, Hội thẩm cũng không thể hiện được vai trò của mình trong việc giám sát các hoạt động của Thẩm phán. Khi Thẩm phán không thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục phiên tòa sơ thẩm, Hội thẩm cũng không phát hiện ra, có trường hợp Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không để cho Hội thẩm có quyền được hỏi, nhưng Hội thẩm cũng không hề có ý kiến gì [22]. Đây là một trong những lý do dẫn đến những vi phạm về thủ tục phiên tòa sơ thẩm tại Tòa án hai cấp tỉnh Bắc Ninh.
2.3.3. Trình độ hiểu biết pháp luật của người dân còn hạn chế và sự phát triển của đội ngũ Luật sư của Việt Nam chưa đủ mạnh phát triển của đội ngũ Luật sư của Việt Nam chưa đủ mạnh
Hiện nay, trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của đa số người dân Việt Nam vẫn còn hạn chế. Niềm tin của nhân dân đối với pháp luật chưa thực sự rõ nét. Nhiều người dân có biểu hiện hoặc là coi thường pháp luật hoặc chưa thực sự tin vào sự công bằng, vào lẽ phải, vào sự công minh của pháp luật. Việc thực hiện pháp luật của người dân chưa đầy đủ, chưa triệt để. Hành vi vi phạm pháp luật còn nhiều. Người dân vì không hiểu biết pháp luật, vì thói quen sống thụ động nên hầu như không biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của bản thân chờ đợi các cơ quan nhà nước xử lý. Vì vậy, khi tham gia vào quá trình tố tụng của Tòa án họ cũng không biết cách để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tại phiên tòa sơ
thẩm, mặc dù đã được Tòa án thông báo về quyền của mình tại phiên tòa, nhưng họ cũng không thực hiện tốt quyền của mình. Người dân vẫn giữ thói quen thụ động, trả lời các câu hỏi của Tòa án, mà không thể tự mình tham gia tranh tụng, đối đáp, đưa ra chứng cứ cho mình, và lập luận phản bác lại yêu cầu, chứng cứ của đối phương. Vì vậy các quy định về tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm không thể được thực hiện tốt, mặc dù HĐXX đã thực hiện đúng nhiệm vụ của mình, không hạn chế thời gian tranh luận của các bên. Mặt khác cũng do hiểu biết pháp luật hạn chế, nên có trường hợp quyền của đương sự bị HĐXX hạn chế, đương sự cũng không biết, hoặc đương sự không thể thực hiện việc giám sát thi hành các quy định về phiên tòa sơ thẩm của HĐXX.
Vai trò của Luật sư tại phiên tòa dân sự sơ thẩm rất quan trọng. Vì Luật sư là người có hiểu biết pháp luật và có kinh nghiệm tranh tụng. Do vậy, khi có Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, thì việc trình bày yêu cầu, chứng cứ cũng rõ ràng, đúng trọng tâm và chất lượng tranh tụng cũng được nâng cao hơn, do đó, HĐXX sẽ dễ dàng hơn trong việc đưa ra phán quyết giải quyết vụ án. Mặt khác, khi có Luật sư tham gia phiên tòa, Luật sư sẽ giám sát việc tuân theo pháp luật của HĐXX, do đó sẽ giúp HĐXX cẩn thận hơn, hạn chế việc vi phạm thủ tục phiên tòa sơ thẩm.
Hiện nay, đội ngũ Luật sư đã phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, sự phát triển này chỉ thực sự diễn ra mạnh mẽ ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tại tỉnh Bắc Ninh, đội ngũ Luật sư chưa thực sự phát triển mạnh, số vụ án dân sự sơ thẩm có Luật sư tham gia vẫn còn rất hạn chế. Tình trạng này, xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó phải kể đến các nguyên nhân: Nhận thức của xã hội đối với Luật sư chưa phù hợp, người dân chưa có thói quen nhờ Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình; những người dân nghèo, có thu nhập thấp sẽ không muốn bỏ ra một chi phí lớn để thuê Luật sư, mà chưa biết chắc chắn rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình có được bảo vệ hay không. Nghề Luật sư khó phát triển nhanh khi mà nhận thức của người dân chưa thay đổi. Không có Luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là một thiệt thòi lớn của đương sự.
2.3.4. Viện kiểm sát chưa thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử tại phiên tòa sơ thẩm theo pháp luật của Hội đồng xét xử tại phiên tòa sơ thẩm
Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát có chức năng “kiểm sát hoạt động tư pháp”. Tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án đến trước khi HĐXX nghị án. Tuy nhiên, qua thực tiễn tham dự một số phiên tòa sơ thẩm dân sự và nghiên cứu văn bản ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng việc phát biểu của Kiểm sát viên đã có sự chuẩn bị từ trước, kể cả phần đánh giá việc tuân theo pháp luật của HĐXX tại phiên tòa, điều này không thể hiện được tính trung thực, khách quan khi giám sát. Việc giám sát của Kiểm sát viên tại một số phiên tòa thể hiện sự không nghiêm túc, nhiều trường hợp Kiểm sát viên không phát hiện được những sai sót của HĐXX hoặc có phát hiện nhưng không thể hiện trong quan điểm phát biểu (do đã được chuẩn bị từ trước). Hầu hết phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên tòa sơ thẩm dân sự đều là HĐXX đã tuân thủ đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự. Do vậy, việc sai sót trong thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự vẫn diễn ra. Điều này thể hiện Kiểm sát viên đã chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, để góp phần hạn chế những sai sót của HĐXX, góp phần nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án.
2.3.5. Tòa án cấp trên chưa thực hiện tốt công tác đánh giá, rút kinh nghiệm kịp thời những sai sót của Tòa án cấp dưới
Các sai sót trong việc áp dụng thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự như đã phân tích ở trên xảy ra ở cả Tòa án tỉnh Bắc Ninh và các Tòa án cấp huyện của tỉnh Bắc Ninh. Nhưng trên thực tế, trong các hội nghị tổng kết ngành Tòa án, hội nghị tổng kết của Tòa án tỉnh Bắc Ninh hàng năm, TAND tối cao và