Pháp luật Pháp về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Pháp luật của một số nước về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

1.5.2. Pháp luật Pháp về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

Thủ tục tố tụng dân sự của Pháp thuộc mô hình tranh tụng xét hỏi. Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng dân sự và tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là rất lớn, Thẩm phán sẽ tiến hành thu thập đầy đủ các chứng cứ viết và đưa vào hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. BLTTDS Pháp quy định một mục riêng gồm 28 điều quy định về hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của Tòa án [10] và có rất nhiều quy định về việc đánh giá chứng cứ và giải quyết tranh chấp về “chứng thư”. Trong tố tụng dân sự của Pháp, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trước khi mở phiên tòa là hoạt động trọng tâm, là căn cứ để Tòa án đưa ra phán quyết. Phạm vi quyền lực của Thẩm phán là rất lớn “trong khi các bên có rất ít quyền trong các biện pháp thu thập chứng cứ dành cho họ mà không chịu sự can thiệp của Thẩm phán” [38, tr98].

Do thủ tục tố tụng dân sự của Pháp nặng về điều tra, thủ tục xét hỏi đã được các Thẩm phán thực hiện từ trước khi mở phiên tòa, trong giai đoạn điều tra, vì vậy quy định của BLTTDS Pháp về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ bao gồm: Tranh luận, nghị án và tuyên án [10, tr102]. Những người tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự gồm HĐXX (là các Thẩm phán, số lượng Thẩm phán tuân thủ quy định của Luật Tổ chức Tòa án) và Viện Công tố.

Hoạt động tranh luận được tiến hành công khai tại phòng xử án hoặc tiến hành kín tại phòng Hội đồng (nếu việc tranh luận công khai xâm phạm đến bí mật đời tư, hoặc khi tất cả các đương sự yêu cầu, hoặc khi xuất hiện những lộn xộn làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của Tòa án). Chủ tọa phiên tòa điều khiển phần tranh luận, cho phép nguyên đơn, bị đơn lần lượt trình bày yêu cầu của mình. Khi xét thấy sự việc đã rõ, chủ tọa phiên tòa cho ngừng lời biện hộ trực tiếp hoặc thông qua Luật sư. Chủ tọa phiên tòa và các Thẩm phán có thể yêu cầu các bên đương sự giải thích những điểm cần thiết về mặt pháp lý hoặc về sự việc nếu xét thấy cần thiết, hoặc yêu cầu nói rõ thêm về những điểm còn chưa rõ. Viện công tố sẽ phát biểu cuối cùng trước khi kết thức phần tranh luận [10, tr105]. Việc tranh luận về sự thật trước tòa hầu như tập trung hoàn toàn vào việc giải thích các giấy tờ mà từng bên căn cứ vào [38, tr97]. Chứ không có việc phản bác hay đấu tranh như mô hình tố

tụng tranh tụng. Những tuyên bố của các bên (nếu không phải là sự thừa nhận) trong bất kỳ trường hợp nào không được coi là chứng cứ. Chúng chỉ đơn thuần “soi sáng” cho Thẩm phán trong việc tìm ra các kết luận của mình, nhưng nếu xét riêng, thì không phải là căn cứ để giải quyết vụ án. Như vậy, thủ tục tranh luận không phải là thủ tục có ý nghĩa quyết định để Tòa án ra phán quyết. Thủ tục này giúp Thẩm phán xác nhận lại giá trị của các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, đây mới là căn cứ để Thẩm phán đưa ra phán quyết giải quyết vụ án dân sự.

Thủ tục nghị án được tiến hành bí mật, các thành viên HĐXX thảo luận về việc đưa ra phán quyết giải quyết vụ án và biểu quyết theo đa số [10, tr106].

Thủ tục tuyên án có thể thực hiện ngay sau khi nghị án hoặc vào một ngày khác do HĐXX quyết định. Một thành viên HĐXX đọc bản án công khai tại phòng xét xử có mặt các đương sự trong vụ án. Có thể đọc toàn văn bản án hoạc chỉ cần tuyên đọc phần quyết định trong bản án. Việc tuyên án không nhất thiết phải có mặt đầy đủ các thành viên HĐXX và Viện công tố [10, tr107].

1.5.3. Pháp luật Liên bang Nga về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

Thủ tục tố tụng dân sự của Liêng bang Nga là điển hình của mô hình xét hỏi. Người tiến hành tố tụng bao gồm một Thẩm phán hoặc HĐXX (bao gồm 03 Thẩm phán, không có Hội thẩm nhân dân) và Kiểm sát viên.

Quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm trong BLTTDS Liên bang Nga không chia thành các mục riêng cho từng thủ tục mà chỉ liệt kê các điều luật. Nhưng qua nghiên cứu, tác giả tạm chia thành các thủ tục gồm: Bắt đầu phiên tòa, xét hỏi và nghiên cứu chứng cứ, tranh luận, nghị án và tuyên án.

Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa và tuyên bố về vụ án được đưa ra xét xử. Sau khi khai mạc phiên tòa, chủ tọa phiên tòa thực hiện các hoạt động theo trình tự sau: Kiểm tra sự có mặt của người tham gia tố tụng tại Tòa án và giải quyết hậu quả của trường hợp vắng mặt; Giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch; Cách ly người làm chứng; Thông báo thành phần HĐXX, giải thích quyền được yêu cầu thay đổi

và xử lý yêu cầu thay đổi (nếu có); Giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người tham gia tố tụng và giải quyết yêu cầu của những người tham gia tố tụng; Giải thích quyền và nghĩa vụ tố tụng của người giám định, nhà chuyên môn.

Thủ tục xét hỏi và nghiên cứu chứng cứ: Trước hết, HĐXX hỏi về việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn và hòa giải. Nếu các hoạt động này không được thực hiện, phiên tòa được tiếp tục. HĐXX nghe lời trình bày của những người tham gia tố tụng. Sau khi nghe lời trình bày của người tham gia tố tụng, HĐXX xác định thứ tự nghiên cứu chứng cứ: Xét hỏi người làm chứng; Công bố lời khai của người làm chứng; Công bố và xem xét điện thoại, thư tín; Xem xét vật chứng; Xem xét tại chỗ; Công bố bang ghi âm, ghi hình và xem xét chúng; Công bố kết luận giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại; Tư vấn của nhà chuyên môn, HĐXX, người tham gia tố tụng có thể đặt câu hỏi cho nhà chuyên môn. Sau khi xem xét tất cả những chứng cứ, chủ tọa phiên tòa cho phép Kiểm sát viên, diện cơ quan nhà nước hoặc đại diện cơ quan chính quyền tự quản địa phương phát biểu kết luận về vụ án. Chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia tố tụng khác và đại diện của họ có muốn đưa ra lời giải thích bổ sung hay không, nếu không có thì chủ tọa phiên tòa tuyên bố kết thúc phần xét hỏi, chuyển sang phần tranh luận [8, tr145].

Thủ tục tranh luận: Tranh luận là hoạt động phát biểu của các bên và những người đại diện của họ theo thứ tự: Kiểm sát viên, đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan chính quyền tự quản địa phương, tổ chức và công dân đã khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác được phát biểu đầu tiên; Nguyên đơn và đại diện của nguyên đơn phát biểu trước; Bị đơn và đại diện của bị đơn phát biểu; Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan phát biểu. Sau khi những người này đã phát biểu, họ có thể đối đáp lại. Quyền đối đáp cuối cùng luôn thuộc về bị đơn, người đại diện của bị đơn [8, tr146].

Thủ tục nghị án và tuyên án: Sau khi kết thúc phần tranh luận, các Thẩm phán vào phòng nghị án. Sau khi nghị án, HĐXX trở lại phòng xử án, chủ tọa phiên tòa hoặc Thẩm phán công bộ toàn bộ bản án hoặc phần quyết định của bản án.

Mô hình phiên tòa sơ thẩm dân sự của Liên bang Nga chính là mô hình nguyên mẫu mà Việt Nam đã tham khảo để xây dựng các quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự. Trước kia, theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm của Việt Nam cũng giống như Liên bang Nga. Sau này, để giảm bớt tính xét hỏi trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011), không sử dụng từ “xét hỏi” mà thay thế bằng từ “hỏi”.

1.5.4. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự thẩm dân sự

Quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức không giống với Mỹ, cũng như Liên bang Nga mà có những đặc thù riêng biệt. Trong đó có đặc điểm nổi bật là mặc dù vẫn thực hiện tối đa hoạt động tranh tụng giữa các bên đương sự, nhưng đã đề cao vai trò của Tòa án, Tòa án trực tiếp tham gia vào hoạt động tranh tụng. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm của Đức diễn ra theo hướng tập trung, bằng miệng, trực tiếp và tự do đánh giá chứng cứ hơn so với Anh, Ý, Tây Ban Nha và hơn nhiều so với các nước Mỹ La tinh và Đông Á.

Thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự của Đức bao gồm [38, tr81]: 1- Nêu tên vụ án và kiểm tra sự có mặt của các bên; 2- Thẩm phán hoặc Thẩm phán chủ tọa giới thiệu và công bố vụ kiện; 3- Trả lời câu hỏi của các bên (nếu có) về việc công bố vụ án; 4- Tranh luận về vụ án giữa Tòa án và các bên và/ hoặc Luật sư; 5- Đưa ra chứng cứ; 6- Tiếp tục thảo luận và tranh cãi có tham khảo tới kết quả của việc xem xét chứng cứ; 7- Tòa án cân nhắc; 8- Thông báo bản án hoặc định ngày ra thông báo bản án.

Những điểm đặc thù của thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự tại Đức:

Thứ nhất, Tòa án tham gia vào quá trình tranh luận với tư cách là một bên tranh luận, khi tranh luận Tòa án và các bên đương sự có thể thực hiện việc hỏi. Sau khi các bên trình bày về vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xem xét các bên có khai báo đầy đủ về mọi sự thực và có đưa ra những kiến nghị không đầy đủ và phức tạp liên quan đến những sự thực được viện dẫn và chỉ ra những chứng cứ. Nếu cần thiết, Thẩm phán sẽ thảo luận với các bên về

vụ án, về các yêu cầu, chứng cứ mà các bên đưa ra và đặt ra câu hỏi để các bên trả lời [38, tr81]. Với đặc điểm này, có thể thấy rằng, trong tố tụng dân sự của Đức, nghĩa vụ chứng minh không chỉ là của đương sự, mà Tòa án cũng có nghĩa vụ chứng minh. Trong quá trình tranh luận, Tòa án đưa ra các câu hỏi, các kiến nghị nhằm mục đích thuyết phục các bên hoàn thiện, sửa đổi hoặc bổ sung các yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ mà họ đã đưa ra và trình thêm nhiều tài liệu, chứng cứ hơn nữa, làm sáng rõ các vấn đề còn chưa rõ. Mức độ tham gia của Tòa án sẽ phụ thuộc vào từng nội dung vụ án mà mức độ cung cấp chứng cứ của đương sự. Tất nhiên, Tòa án không thể một mình chứng minh yêu cầu của các đương sự.

Thứ hai, đương sự có thể không cần trình bày việc phản bác chứng cứ của phía bên kia tại phiên tòa, do đó phiên tòa có thể được kết thúc mà không có việc ra bản án. Về nguyên tắc, các bên phải được biết trước chứng cứ của phía bên bia và có đủ thời gian để đưa ra ý kiến phản bác. Nếu một bên cung cấp chứng cứ mới tại phiên tòa, hoặc bên kia không được thông báo kịp thời về việc mở phiên tòa thì Tòa án sẽ ấn định một thời gian để đương sự có một văn bản trình bày ý kiến phản bác của mình đối với đương sự phía bên kia. Tòa án sẽ xem xét giải quyết toàn bộ vụ án khi nhận được văn bản này. Phiên tòa kết thúc mà chưa có phán quyết. Tòa án sẽ định ngày tuyên án và thông báo cho các đương sự biết.

1.5.5. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự sơ thẩm dân sự

Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục đơn giản thì do một Thẩm phán xét xử, nếu được giải quyết theo thủ tục thông thường thì nói chung HĐXX gồm ba Thẩm phán (trong một số trường hợp có thể có Hội thẩm nhân dân tham gia).

Trước đây, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự của Trung Quốc nặng về xét hỏi. Tại phiên tòa, Thẩm phán hỏi hai bên đương sự (tức là Thẩm phán tiến hành thẩm vấn hai bên đương sự). Trong những năm gần đây, việc tổ chức phiên tòa đã được cải cách, thay đổi hẳn về chất, theo đó tại phiên tòa

thực hiện việc “tranh tụng” giữa hai bên đương sự [38, tr39].

Theo quy định của BLTTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự bao gồm:

- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Khai mạc phiên tòa, kiểm tra căn cước, phổ biến quyền và nghĩa vụ của đương sự, thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng, thủ tục thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự.

- Thủ tục trình bày của đương sự và đưa ra chứng cứ: Tại điều luật trong bản dịch BLTTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng thuật ngữ “điều tra” [38, tr167], nhưng xét về bản chất các hoạt động trong thủ tục này thì không phải là điều tra hay xét hỏi, nên tác giả tạm thời sử dụng “thủ tục trình bày của đương sự và cung cấp chứng cứ”, bao gồm các hoạt động: 1- Đương sự trình bày; 2- Thông báo cho nhân chứng biết quyền lợi, nghĩa vụ của họ, nhân chứng trình bày, đọc lời trình bày của những nhân chứng không có mặt tại phiên tòa; 3- Đưa ra các bản thư chứng, vật chứng và tài liệu nghe, nhìn; 4- Tuyên bố kết luận giám định; 5- Đọc biên bản khám nghiệm.

- Thủ tục đối đáp tại phiên tòa: Việc đối đáp được tiến hành theo trình tự: Nguyên đơn và người đại diện của nguyên đơn phát biểu; bị đơn và người đại diện của bị đơn đối đáp lại; người thứ ba hoặc đại diện của người thứ ba phát biểu hoặc đáp lại; đối đáp lẫn nhau. Kết thúc đối đáp tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa trưng cầu ý kiến cuối cùng của các bên theo thứ tự nguyên đơn, bị đơn, người thứ ba [38, tr168].

- Thủ tục tuyên án: BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không quy định về thủ tục nghị án mà chỉ quy định “Kết thúc cuộc đối đáp tại phiên tòa, cần phải căn cứ vào pháp luật để ra bản án” [38, 168]. Thủ tục tuyên án được tiến hành công khai dù cho việc xét xử được tiến hành công khai hay không công khai [38, tr169].

Kết luận chƣơng 1

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về phiên tòa sơ thẩm dân sự và thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự có thể rút ra một số kết luận như sau:

1. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là phiên họp lần đầu của Tòa án với sự tham gia của những người tham gia tố tụng theo những nguyên tắc, thủ tục luật định để Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là khâu cuối cùng của sơ thẩm dân sự và là nơi thể hiện kết quả của cả một quá trình tố tụng của Tòa án để giải quyết một vụ án dân sự. Do đó, phiên tòa sơ thẩm dân sự có vai trò đặc biệt lớn, có ý nghĩa cả về mặt pháp lý, chính trị và xã hội.

2. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm sơ thẩm dân sự là cách thức, trật tự tiến hành các công việc của phiên tòa sơ thẩm sân sự. Nếu thủ tục phiên tòa sơ thẩm khoa học, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cho Tòa án ra phán quyết về vụ án dân sự khách quan, chính xác.

3. Cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về thủ tục tố tụng dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)