Các quy định về thủ tục hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 54 - 65)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về thủ tục phiên toà sơ thẩm

2.1.2. Các quy định về thủ tục hỏi

Thủ tục hỏi tại phiên tòa được quy định từ Điều 217 đến Điều 231 BLTTDS. Đây là thủ tục có nhiều thay đổi so với Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1990. Nếu như trước đây thủ tục này được gọi là thủ tục xét hỏi thì nay BLTTDS đã quy định thủ tục này là thủ tục hỏi. Việc thay đổi tên gọi của thủ tục này đã phản ánh sự phát triển tiến bộ của của kỹ thuật lập pháp và tiến tới gần hơn về bản chất của việc giải quyết các tranh

chấp dân sự. Nếu như thủ tục xét hỏi đề cao vai trò truy vấn, chủ động của HĐXX đối với các đương sự và những người tham gia tố tụng thì thủ tục hỏi đề cao vai trò và quyền định đoạt của các đương sự trong việc tự mình cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu hợp pháp của mình tại phiên tòa.

Quy định về thủ tục hỏi trong BLTTDS bao gồm: Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu; hỏi về sự thỏa thuận của đương sự; các bên đương sự trình bày về nội dung vụ án và chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình; hỏi để làm rõ nội dung vụ án; công bố các tài liệu vụ án, xem xét vật chứng.

- Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu:

Nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất của tố tụng dân sự là đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự. Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện, Tòa án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đương sự. Để xác định phạm vi xét xử của phiên tòa sơ thẩm và có căn cứ để thực hiện tốt thủ tục hỏi, thì trước khi hỏi về nội dung của vụ án, chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu theo quy định tại Điều 217 BLTTDS. Trình tự hỏi như sau: 1- Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không; 2- Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không; 3- Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không. Nếu các đương sự thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu, thì tùy từng trường hợp HĐXX xử lý như sau:

+ Đối với trường hợp đương sự thay đổi, bổ sung yêu cầu:

Khoản 1 Điều 218 BLTTDS HĐXX chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập nếu yêu cầu đó không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu. Quy định này nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của các đương sự đồng thời đảm bảo nguyên tắc Tòa án đảm bảo quyền tự bảo vệ của đương sự. Đương sự phía bên kia luôn phải biết trước yêu cầu của đương sự đối lập để chuẩn bị chứng cứ tài

liệu chống lại yêu cầu đó và thực hiện việc tranh tụng có hiệu quả tại phiên tòa. Do đó, mọi thay đổi, bổ sung yêu cầu theo hướng bất lợi cho đương sự khác tại phiên tòa không được HĐXX chấp nhận. Mặt khác, yêu cầu đó được đưa ra nếu HĐXX chấp nhận trong khi Tòa án chưa thực hiện việc yêu cầu đương sự phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm trong trường hợp yêu cầu của họ đưa ra phải có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, chưa được hòa giải theo quy định của BLTTDS sẽ dẫn đến việc vi phạm thủ tục tố tụng của HĐXX.

Tuy nhiên, Điều 218 chưa quy định rõ thế nào là “không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập ban đầu”, dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau trong thực tiễn xét xử. Có quan điểm cho rằng, cụm từ này được hiểu là không vượt quá phạm vi quan hệ tranh chấp, tức là việc thay đổi, bổ sung không làm phát sinh thêm quan hệ tranh chấp mới. Quan điểm khác lại cho rằng, cụm từ này được hiểu là không vượt quá phạm vi về giá trị tranh chấp, tức là việc thay đổi, bổ sung không làm tăng lên giá trị tranh chấp trong quan hệ tranh chấp đã khởi kiện, đồng thời không làm phát sinh thêm quan hệ tranh chấp mới.

Thực tế có nhiều vụ án, tại phiên tòa đương sự tăng giá trị yêu cầu so với giá trị yêu cầu ban đầu, chẳng hạn: Nguyên đơn khởi kiện yêu cầu bị đơn trả lại số tiền đã vay là 100 triệu đồng và tiền lãi theo lãi suất quy định, thời gian tính đến ngày xét xử sơ thẩm (số tiền lãi tạm tính đến ngày xét xử sơ thẩm là 10 triệu đồng), tổng số tiền yêu cầu là 110 triệu đồng. Tại phiên tòa nguyên đơn lại yêu cầu bị đơn trả số tiền là 125 triệu đồng (trong đó nợ gốc là 100 triệu đồng và số tiền lãi là 25 triệu đồng), như vậy đối với số tiền là 15 triệu đồng mà nguyên đơn yêu cầu tăng hơn so với số tiền yêu cầu trong đơn khởi kiện thì Tòa án xem là vượt quá phạm vi khởi kiện ban đầu. Quan điểm này là không phù hợp, vì đương sự chỉ tăng thêm phạm vi của quan hệ pháp luật tranh chấp, vẫn có thể giải quyết ngay được, đương sự có quyền cung cấp chứng cứ mới tại phiên tòa (Điều 221). Nếu hiểu theo quan điểm này sẽ hạn chế quyền tự định đoạt của đương sự.

Trong trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì HĐXX chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu của đương sự đã rút (khoản 2 Điều 218).

Đối với trường hợp sau khi chủ tọa phiên tòa hỏi mà nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện và vụ án không có yêu cầu phản tố của bị đơn, không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì HĐXX ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 210 BLTTDS.

Đối với trường hợp đương sự rút một phần yêu cầu thì HĐXX quyết định đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của họ đã rút. Việc quyết định đình chỉ xét xử một phần yêu cầu của đương sự được ghi trong bản án mà HĐXX không phải ra một quyết định riêng.

Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố thì HĐXX quyết định đình chỉ xét xử đối với yêu cầu của nguyên đơn, công bố việc thay đổi địa vị tố tụng của các đương sự. Bị đơn giữ nguyên yêu cầu phản tố trở thành nguyên đơn. Nguyên đơn đã rút toàn bộ yêu cầu của mình trở thành bị đơn (Điều 219).

Nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì HĐXX quyết định đình chỉ xét xử đối với yêu cầu đã rút của nguyên đơn, bị đơn. Công bố công khai tại phiên tòa việc thay đổi địa vị tố tụng tùy theo mối quan hệ giữa các đương sự có liên quan đến yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc thay đổi địa vị tố tụng của đương sự được ghi vào biên bản phiên tòa và trong bản án (Điều 219).

- Hỏi về sự thỏa thuận của các đương sự:

Việc các đương sự thỏa thuận với nhau được về việc giải quyết toàn bộ vụ án giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng và việc thi hành án thuận lợi. Vì vậy, theo quy định của BLTTDS, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Thẩm phán có trách nhiệm tổ chức phiên hòa giải, trừ những vụ án không được hòa giải và những vụ án không hòa giải được. Đối với các giai

đoạn tiếp theo Tòa án không tổ chức hòa giải nhưng có trách nhiệm tạo điều kiện để các bên tự hòa giải bằng cách hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án không. Tại phiên tòa, HĐXX giải thích cho đương sự biết nội dung quy định tại Điều 220 BLTTDS và hỏi họ có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Nếu đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì HĐXX ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án. Theo quy định tại Điều 210 BLTTDS, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự được HĐXX thảo luận và quyết định tại phòng xử án. Quyết định này có hiệu lực pháp luật ngay. Sự thỏa thuận của các đương sự được ghi vào biên bản phiên tòa mà không cần phải lập biên bản hòa giải thành.

Quy định này là điểm mới quan trọng của BLTTDS so với các văn bản trước kia về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự. Tại phiên tòa nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án, sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, thuận lợi. Tuy nhiên, quy định về công nhận sự thỏa thuận của đương sự còn có một số hạn chế sau:

Thứ nhất, Điều 220 chưa quy định rõ việc hỏi các đương sự về sự thỏa thuận có được thực hiện đối với các vụ án không được hòa giải và không hòa giải được hay không. Dẫn đến, trong thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này: Cách hiểu thứ nhất, Điều 220 không giới hạn các vụ án không được hỏi về sự thỏa thuận của đương sự, do đó, tất cả các vụ án đều bắt buộc phải hỏi các đương sự về sự tự thỏa thuận. Cách hiểu thứ hai, mặc dù Điều 220 không quy định cụ thể nhưng những quy định chung về hòa giải của BLTTDS về phần chuẩn bị xét xử sơ thẩm cũng được áp dụng cho phiên tòa sơ thẩm. Do đó, khi hỏi về sự tự thỏa thuận của đương sự phải trừ những vụ án không hòa giải được và những vụ án không được hòa giải [7, tr148].

Thứ hai, Điều 220 chưa quy định rõ việc xử lý hậu quả trong trường hợp đương sự chỉ thỏa thuận được với nhau về một phần vụ án. Trường hợp này có thể có hai cách xử lý hoặc là ghi nhận nội dung đương sự đã thỏa thuận được trong bản án sơ thẩm hoặc là tách vụ án, ra quyết định công nhận

sự thỏa thuận của đương sự đối với nội dung các đương sự đã thỏa thuận được và tiếp tục xét xử và ra bản án đối với nội dung còn lại. Trong thực tiễn xét xử, các Tòa án hầu như áp dụng quan điểm ghi nhận nội dung đương sự đã thỏa thuận được trong bản án sơ thẩm.

Thứ ba, Điều 220 được sắp xếp trong phần hỏi, do đó chỉ có thể áp dụng để công nhận sự thỏa thuận của đương sự khi tiến hành thủ tục hỏi. Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án tại phần tranh luận sẽ không áp dụng được Điều 220 vì không có quy định dẫn chiếu để áp dụng. Điều này dẫn đến bất cập là Tòa án không thể ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự, cũng không thể ra bản án ghi nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết toàn bộ vụ án. Nếu Tòa án ra bản án giải quyết vụ án không phù hợp với sự thỏa thuận của đương sự, sẽ ảnh hưởng đến việc chấp hành bản án.

- Nghe lời trình bày của đương sự:

Nếu đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì HĐXX nghe lời trình bày của đương sự về yêu cầu của họ theo theo thứ tự được quy định tại Điều 221 BLTTDS như sau: 1- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến; 2- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, bị đơn có quyền bổ sung ý kiến; 3- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu đề nghị của nguyên đơn, bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.

Nếu các đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình, đưa ra chứng cứ, chứng minh yêu cầu đó theo thứ tự nêu trên.

Thủ tục đương sự tự trình bày là điểm mới của BLTTDS, mà chưa được quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự chỉ quy định về thủ tục xét hỏi, việc kiểm tra, đánh giá chứng cứ tại phiên tòa hoàn toàn do HĐXX chủ động thực hiện, đương sự có nghĩa vụ trả lời các câu hỏi của HĐXX giống như phiên tòa hình sự; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền bảo vệ đương sự về mặt pháp lý mà không có quyền thay mặt đương sự trả lời các câu hỏi của HĐXX. Quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự không thể hiện được bản chất của vụ án dân sự, cũng như đã hạn chế vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Khoản 3, Điều 221 BLTTDS quy định trong quá trình trình bày về nội dung vụ án, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới chứng minh cho yêu cầu của mình. Quy định này không đảm bảo được nguyên tắc tranh tụng, không đảm bảo quyền được tiếp cận chứng cứ của đương sự trong quá trình giải quyết vụ án đương sự, đương sự không được biết trước chứng cứ của đối phương thì không thể chuẩn bị phản bác những chứng cứ này tốt được. Thực tiễn, có nhiều trường hợp, đương sự cố tình không giao nộp chứng cứ cho Tòa án ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, để đến tại phiên tòa mới nộp để gây bất lợi cho đương sự phía bên kia. Điều này gây khó khăn cho một bên đương sự trong việc bảo vệ quyền lợi của mình tại phiên tòa; làm hạn chế tính công khai minh bạch trong giải quyết vụ án dân sự; quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài.

Để hạn chế việc đương sự cung cấp chứng cứ mới tại phiên tòa, bất lợi cho đương sự phía bên kia, Điều 248 Dự thảo 5 BLTTDS sửa đổi quy định “Tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ có quyền bổ sung chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 96 của Bộ luật này để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của mình”. Theo Khoản 4, Điều 96 của Dự thảo, tại phiên tòa đương sự chỉ được quyền bổ sung chứng cứ trong hai trường hợp: 1- Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ việc ra xét

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)