7. Kết cấu của luận văn
1.5. Pháp luật của một số nước về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự
1.5.5. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự
sơ thẩm dân sự
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, nếu vụ án được giải quyết theo thủ tục đơn giản thì do một Thẩm phán xét xử, nếu được giải quyết theo thủ tục thông thường thì nói chung HĐXX gồm ba Thẩm phán (trong một số trường hợp có thể có Hội thẩm nhân dân tham gia).
Trước đây, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự của Trung Quốc nặng về xét hỏi. Tại phiên tòa, Thẩm phán hỏi hai bên đương sự (tức là Thẩm phán tiến hành thẩm vấn hai bên đương sự). Trong những năm gần đây, việc tổ chức phiên tòa đã được cải cách, thay đổi hẳn về chất, theo đó tại phiên tòa
thực hiện việc “tranh tụng” giữa hai bên đương sự [38, tr39].
Theo quy định của BLTTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự bao gồm:
- Thủ tục bắt đầu phiên tòa: Khai mạc phiên tòa, kiểm tra căn cước, phổ biến quyền và nghĩa vụ của đương sự, thủ tục thay đổi người tiến hành tố tụng, thủ tục thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu của đương sự.
- Thủ tục trình bày của đương sự và đưa ra chứng cứ: Tại điều luật trong bản dịch BLTTDS nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng thuật ngữ “điều tra” [38, tr167], nhưng xét về bản chất các hoạt động trong thủ tục này thì không phải là điều tra hay xét hỏi, nên tác giả tạm thời sử dụng “thủ tục trình bày của đương sự và cung cấp chứng cứ”, bao gồm các hoạt động: 1- Đương sự trình bày; 2- Thông báo cho nhân chứng biết quyền lợi, nghĩa vụ của họ, nhân chứng trình bày, đọc lời trình bày của những nhân chứng không có mặt tại phiên tòa; 3- Đưa ra các bản thư chứng, vật chứng và tài liệu nghe, nhìn; 4- Tuyên bố kết luận giám định; 5- Đọc biên bản khám nghiệm.
- Thủ tục đối đáp tại phiên tòa: Việc đối đáp được tiến hành theo trình tự: Nguyên đơn và người đại diện của nguyên đơn phát biểu; bị đơn và người đại diện của bị đơn đối đáp lại; người thứ ba hoặc đại diện của người thứ ba phát biểu hoặc đáp lại; đối đáp lẫn nhau. Kết thúc đối đáp tại phiên tòa, Thẩm phán chủ tọa trưng cầu ý kiến cuối cùng của các bên theo thứ tự nguyên đơn, bị đơn, người thứ ba [38, tr168].
- Thủ tục tuyên án: BLTTDS của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không quy định về thủ tục nghị án mà chỉ quy định “Kết thúc cuộc đối đáp tại phiên tòa, cần phải căn cứ vào pháp luật để ra bản án” [38, 168]. Thủ tục tuyên án được tiến hành công khai dù cho việc xét xử được tiến hành công khai hay không công khai [38, tr169].
Kết luận chƣơng 1
Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận về phiên tòa sơ thẩm dân sự và thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự có thể rút ra một số kết luận như sau:
1. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là phiên họp lần đầu của Tòa án với sự tham gia của những người tham gia tố tụng theo những nguyên tắc, thủ tục luật định để Tòa án ra bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự. Phiên tòa sơ thẩm dân sự là khâu cuối cùng của sơ thẩm dân sự và là nơi thể hiện kết quả của cả một quá trình tố tụng của Tòa án để giải quyết một vụ án dân sự. Do đó, phiên tòa sơ thẩm dân sự có vai trò đặc biệt lớn, có ý nghĩa cả về mặt pháp lý, chính trị và xã hội.
2. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm sơ thẩm dân sự là cách thức, trật tự tiến hành các công việc của phiên tòa sơ thẩm sân sự. Nếu thủ tục phiên tòa sơ thẩm khoa học, hợp lý sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp cho Tòa án ra phán quyết về vụ án dân sự khách quan, chính xác.
3. Cơ sở lý luận của việc xây dựng các quy định về thủ tục tố tụng dân sự là đảm bảo thực hiện tố quyền dân sự và đảm bảo trật tự công trong tố tụng dân sự.
4. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự được quy định không giống nhau ở các nước trên thế giới. Đối với các nước theo mô hình tố tụng tranh tụng, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự thường bao gồm: bắt đầu phiên tòa, trình bày của các bên đương sự, tranh tụng, nghị án và tuyên án. Đối với các nước theo mô hình tố tụng xét hỏi, thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự thường bao gồm: bắt đầu phiên tòa, xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án. Ngoài ra, hiện nay, có nhiều nước có thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự có sự kết hợp các yếu tố hợp lý của hai mô hình tố tụng này. Việt Nam có thể tham khảo các mô hình trên, để đưa ra một mô hình thủ tục phiên tòa sơ thẩm phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong giai đoạn hiện nay.
Chƣơng 2.
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ VÀ THỰC TIỄN TẠI BẮC NINH