7. Kết cấu của luận văn
1.4. Cơ sở của việc xây dựng quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự
dân sự
1.4.1. Đảm bảo thực hiện tố quyền dân sự
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con người không chỉ dừng lại ở việc nhà nước quy định các quyền của con người mà cần phải có các phương tiện để bảo vệ các quyền này. Trong mỗi quan hệ pháp luật khác nhau sẽ có các biện pháp khác nhau để bảo vệ quyền của con người. Trong quan hệ dân sự, để bảo vệ quyền lợi của mình các chủ thể có thể tự mình bảo vệ hoặc yêu cầu nhà nước bảo vệ. Nhà nước ở đây là các cơ quan nhà nước, trong đó có Tòa án. Khi một chủ thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình và đủ các điều kiện do pháp luật quy định thì Tòa án phải thụ lý vụ việc để giải quyết. Quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền lợi được gọi là “tố quyền”.
Một số nhà nghiên cứu về tố tụng của Pháp cho rằng tố quyền là khả năng được thừa nhận đối với cá nhân được yêu cầu sự can thiệp của công lý để đạt được sự tôn trọng các quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình. Theo Từ điển thuật ngữ luật học của Pháp thì tố quyền trước công lý là khả năng
được thừa nhận đối với các chủ thể được cầu viện tới công lý để đạt được sự tôn trọng các quyền lợi và lợi ích chính đáng [63].
Theo Điều 30 BLTTDS mới của Pháp thì thuật ngữ “action” - “tố quyền” được dịch là quyền tham gia tố tụng, theo đó “Quyền tham gia tố tụng” đối với người có yêu cầu là quyền được trình bày về nội dung yêu cầu của mình để thẩm phán quyết định xem yêu cầu như vậy là có căn cứ hay không có căn cứ; đối với bên bị kiện quyền tham gia tố tụng là quyền được tranh luận về căn cứ của yêu cầu do bên kia đưa ra [63].
Theo nhà nghiên cứu Trần Thúc Linh thì “Tố quyền tức là có quyền đi kiện”. Tố quyền đối vật, mục đích nhằm một vật gì, động sản hay bất động sản. Tố quyền đối nhân, nhằm vào một công việc phải làm, liên quan đến một người hay một trái vụ. Tố quyền hỗn hợp vừa có tính cách đối vật, vừa có tính cách đối nhân [63].
Theo tác giả Nguyễn Huy Đẩu, tố quyền dân sự (action en justice) là quyền đi kiện, quyền đưa một vụ việc dân sự ra tòa xin phân xử, là một phương tiện mạnh mẽ và thường được sử dụng nhất để người dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình [3, tr35].
Tố quyền có thể được định nghĩa như một phương thức mà pháp luật cho phép mỗi người dân cầu viện đến công lý xin xác nhận hay che chở quyền lợi của mình.
Từ định nghĩa này có thể phân tích: [3, tr36]
- Tố quyền của luật pháp ban cho là quyền kêu gọi đến cơ quan tư pháp (Tòa án). Tố quyền khác với quyền yêu cầu cơ quan hành chính nhà nước giải quyết vụ việc. Cơ quan hành chính nhà nước không có thẩm quyền xét xử.
- Tố quyền là quyền tự do khởi kiện. Khi có quyền lợi bị xâm phạm, người dân có quyền lựa chọn đưa hoặc không đưa vụ việc ra Tòa yêu cầu phân xử.
- Tố quyền như là một chế tài trong quan hệ dân sự, vì sự can thiệp của Tòa án có hiệu lực làm quyền lợi được củng cố và tôn trọng.
Tố quyền khác với đơn khởi kiện. Nhiều người đồng nghĩa tố quyền với đơn khởi kiện, nhưng về bản chất tố quyền khác với đơn khởi kiện. Tố quyền là một quyền pháp luật quy định cho công dân có quyền sử dụng nó như là một phương thức để bảo vệ quyền và ích hợp pháp của mình. Trong khi đơn khởi kiện chỉ là một hành vi cụ thể thể hiện tố quyền, “người ta hành sử tố quyền bằng một đơn khởi kiện” [3, tr39].
Tố quyền khác với quyền lợi. Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa luật nội dung và luật tố tụng, giáo sư N. FRICERO cho rằng mối liên hệ giữa tố quyền và quyền lợi (quyền chủ quan) là không thể phủ nhận: Quyền lợi (quyền chủ quan) là đối tượng của tố quyền, và học lý phân loại các tố quyền căn cứ vào đối tượng này: tố quyền động sản có đối tượng là một quyền lợi động sản, tố quyền bất động sản là một quyền lợi bất động sản; tố quyền đối nhân dùng cho một quyền lợi đối nhân, tố quyền đối vật dùng cho một quyền lợi đối vật, tố quyền hỗn hợp liên quan tới một quyền lợi đối nhân và một quyền lợi đối vật được sinh ra từ cùng một hành vi pháp lý. Như vậy, quyền lợi gắn với quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân gia đình, thương mại, lao động chính là đối tượng của quyền khởi kiện và là cơ sở của quyền này [63]. Tác giả Nguyễn Huy Đẩu cũng cho rằng “quyền lợi chủ quan là yếu tố căn bản, thường dùng làm căn nguyên cho tố quyền; có tố quyền thì tất nhiên phải có quyền lợi, nhưng ngược lại có khi có quyền lợi mà không có hoặc chưa có tố quyền” [3, tr41].
Từ sự phân tích trên, có thể khẳng định: Tố quyền dân sự là quyền pháp luật quy định cho phép một người yêu cầu cơ quan tư pháp (Tòa án) bảo vệ quyền lợi (chủ quan) trong quan hệ dân sự. Quyền lợi là cơ sở phát sinh tố quyền. Khi quyền lợi bị xâm phạm, người đó có thể lựa chọn sử dụng hoặc không sử dụng tố quyền. Đơn khởi kiện là phương thức biểu thị của tố quyền.
Điều kiện để một người thực hiện tố quyền dân sự bao gồm: Người đó có quyền lợi bị xâm phạm, có tư cách tham gia quan hệ pháp luật tố tụng và năng lực tố tụng dân sự [3, tr42].
Khi phát sinh tố quyền dân sự thì cần phải có một cơ chế để đảm bảo thực hiện tố quyền. Tức là Nhà nước phải đưa quy định về thủ tục tố tụng dân sự giải quyết đơn khởi kiện tại Tòa án, trong đó bao gồm các quy định cụ thể từ quyền khởi kiện; quyền và nghĩa vụ tham gia các hoạt động trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án của chủ thể thực hiện tố quyền và các chủ thể có liên quan; quy định về trình tự Tòa án thực hiện các hoạt động để đưa ra phán quyết giải quyết tranh chấp. Trong đó, phiên tòa sơ thẩm dân sự là khâu quan trọng nhất, kết quả của phiên tòa là quyết định của Tòa án về việc giải quyết vụ án. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm phù hợp sẽ giúp tòa án đưa ra phán quyết chính xác, đảm bảo việc thực hiện tố quyền dân sự của người dân.
Như vậy, đảm bảo tố quyền dân sự là cơ sở để xây dựng quy định về thủ tục tố tụng dân sự nói chung và thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng.
1.4.2. Đảm bảo trật tự công trong tố tụng dân sự
Trong quá trình thực hiện các hoạt động tố tụng dân sự giải quyết tranh chấp dân sự, một trật tự công phải được thiết lập. Trật tự công ở đây được hiểu là thứ tự thực hiện các hoạt động, các giai đoạn trong tố tụng dân sự, cũng như vị trí, quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Trong đó, cần thiết phải tổ chức một phiên gặp mặt, mà ở đó có sự tham gia đầy đủ người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng. Đây sẽ là nơi để xác định rõ nhất, quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, cũng như giới hạn hợp lý quyền của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng để đảm bảo sự suôn sẻ của quá trình tố tụng, cũng như đảm bảo được hiệu quả của quá trình tố tụng.
Việc xây dựng các quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự nhằm đặt ra một trình tự tố tụng thống nhất trong phạm vi một quốc gia, buộc tất cả những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng phải tuân theo. Đồng thời, các quy định này sẽ xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, từ đó hạn chế tối đa việc
Thẩm phán lợi dụng chức vụ của mình sách nhiễu người dân, hoặc cố tình làm sai lệch nội dung vụ án để trục lợi cá nhân; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như quyền bình đẳng của các đương sự tại phiên tòa sơ thẩm.
Như vậy, đảm bảo trật tự công trong tố tụng dân sự là một trong những cơ sở để xây dựng các quy định về thủ tục tố tụng dân sự nói chung và thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng.
1.5. Pháp luật của một số nƣớc về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự
1.5.1. Pháp luật Mỹ về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự
Phiên tòa sơ thẩm dân sự tại Mỹ thường được tiến hành bởi một Thẩm phán chủ tọa phiên tòa và Bồi thẩm đoàn. Tuy nhiên các đương sự có thể thỏa thuận với nhau và đề nghị với Tòa án không cần có Bồi thẩm đoàn tham gia vụ án với lý do đưa ra là nội dung vụ án quá phức tạp, Bồi thẩm đoàn không thể đảm đương được việc đưa ra phán quyết giải quyết vụ án. Trường hợp này, phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ do một Thẩm phán tiến hành.
Thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự như sau:
Sau khi Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tuyên bố khai mạc phiên tòa và lựa chọn Bồi thẩm đoàn, Luật sư của nguyên đơn bắt đầu bằng việc đưa ra một tuyên bố về vụ kiện. Tiếp đó, Luật sư của bị đơn cũng đưa ra một tuyên bố để xác định tư cách tham gia tố tụng trong vụ kiện của bị đơn. Sau đó Luật sư của nguyên đơn bắt đầu trình bày trước Tòa án về ý kiến của họ và xuất trình chứng cứ (tài liệu, nhân chứng) để chứng minh cho yêu cầu của mình. Các nhân chứng của bên nguyên trong khi trình bày lời làm chứng của mình trước Tòa án về những tình tiết mà mình biết được về vụ án, họ có thể bị chất vấn bởi câu hỏi của Luật sư phía bị đơn [38, tr23].
Khi Luật sư của bên nguyên đơn trình bày xong quan điểm của nguyên đơn, Luật sư của bên bị đơn cũng đưa ra kiến nghị về một phán quyết bác bỏ yêu cầu của nguyên đơn, nếu Thẩm phán chấp nhận thì nguyên đơn sẽ thua kiện. Nếu Thẩm phán không chấp nhận, thì Luật sư của bên bị đơn sẽ trình bày quan điểm của bị đơn bằng các chứng cứ (tài liệu, nhân chứng). Các nhân chứng của bên bị đơn trong khi trình bày lời làm chứng của mình trước Tòa
án về những tình tiết mà mình biết được về vụ án, họ có thể bị chất vấn bởi câu hỏi của Luật sư phía bên nguyên đơn.
Sau phần trình bày của bị đơn, nguyên đơn có thể đưa ra những bằng chứng bác bỏ, nhằm mục đích bác bỏ các bằng chứng của bị đơn. Luật sư của bên bị có thể trình bày những bằng chứng để phản bác lại những bằng chứng bác bỏ của bên nguyên. Hình thức “bác bỏ và phản bác” này có thể được tiếp tục cho tới tận khi không còn bằng chứng nào cả.
Sau khi tất cả các bằng chứng đã được trình lên, các Luật sư sẽ đưa ra những lập luận kết thúc, hoặc phần tổng kết cho Bồi thẩm đoàn. Luật sư của bên nguyên sẽ nói cả trước và sau. Điều đó có nghĩa Luật sư này sẽ vừa mở đầu vừa kết thúc phần lập luận, còn Luật sư của bên bị sẽ tranh luận chen ngang. Các lập luận nhất thiết phải dựa trên các sự việc thực tế được chứng minh bởi bằng chứng và được trình lên trong phiên tòa.
Sau khi các Luật sư của mỗi bên trình bày xong quan điểm của mình, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ hướng dẫn cho Bồi thẩm đoàn những quy định của pháp luật về giải quyết vụ án. Sau khi hướng dẫn các quy định của pháp luật, Bồi thẩm đoàn sẽ tiến hành nghị án tại phòng nghị án. Việc nghị án được tiến hành bằng hình thức thảo luận và biểu quyết theo đa số. Sau nghị án, Bồi thẩm đoàn sẽ trình kết quả cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Sau khi nhận được kết quả nghị án của Bồi thẩm đoàn, Thẩm phán sẽ công bố kết quả nghị án của Bồi thẩm đoàn và ra một bản án trên cơ sở phù hợp với kết quả nghị án của Bồi thẩm đoàn. Nếu quan điểm giải quyết vụ án của Thẩm phán trái với quan điểm của Bồi thẩm đoàn thì Thẩm phán có thể hủy bỏ phán quyết của Bồi thẩm đoàn nếu cho rằng phán quyết của Bồi thẩm đoàn là trái pháp luật hoặc chưa đủ chứng cứ để giải quyết vụ kiện như phán quyết của Bồi thẩm đoàn [38, tr24].
Thủ tục phiên tòa sơ thẩm của Mỹ là điển hình của mô hình tố tụng tranh tụng với hai đặc trưng lớn: Việc xét xử sơ thẩm có sự tham gia của Bồi thẩm đoàn và hoạt động trọng tâm tại phiên tòa sơ thẩm là hoạt động tranh tụng giữa Luật sư của các bên, Tòa án sẽ đưa ra phán quyết dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa.
1.5.2. Pháp luật Pháp về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự
Thủ tục tố tụng dân sự của Pháp thuộc mô hình tranh tụng xét hỏi. Vai trò của Thẩm phán trong tố tụng dân sự và tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là rất lớn, Thẩm phán sẽ tiến hành thu thập đầy đủ các chứng cứ viết và đưa vào hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa. BLTTDS Pháp quy định một mục riêng gồm 28 điều quy định về hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ của Tòa án [10] và có rất nhiều quy định về việc đánh giá chứng cứ và giải quyết tranh chấp về “chứng thư”. Trong tố tụng dân sự của Pháp, hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án trước khi mở phiên tòa là hoạt động trọng tâm, là căn cứ để Tòa án đưa ra phán quyết. Phạm vi quyền lực của Thẩm phán là rất lớn “trong khi các bên có rất ít quyền trong các biện pháp thu thập chứng cứ dành cho họ mà không chịu sự can thiệp của Thẩm phán” [38, tr98].
Do thủ tục tố tụng dân sự của Pháp nặng về điều tra, thủ tục xét hỏi đã được các Thẩm phán thực hiện từ trước khi mở phiên tòa, trong giai đoạn điều tra, vì vậy quy định của BLTTDS Pháp về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ bao gồm: Tranh luận, nghị án và tuyên án [10, tr102]. Những người tiến hành phiên tòa sơ thẩm dân sự gồm HĐXX (là các Thẩm phán, số lượng Thẩm phán tuân thủ quy định của Luật Tổ chức Tòa án) và Viện Công tố.
Hoạt động tranh luận được tiến hành công khai tại phòng xử án hoặc tiến hành kín tại phòng Hội đồng (nếu việc tranh luận công khai xâm phạm đến bí mật đời tư, hoặc khi tất cả các đương sự yêu cầu, hoặc khi xuất hiện những lộn xộn làm ảnh hưởng đến sự trang nghiêm của Tòa án). Chủ tọa phiên tòa điều khiển phần tranh luận, cho phép nguyên đơn, bị đơn lần lượt trình bày yêu cầu của mình. Khi xét thấy sự việc đã rõ, chủ tọa phiên tòa cho ngừng lời biện hộ trực tiếp hoặc thông qua Luật sư. Chủ tọa phiên tòa và các Thẩm phán có thể yêu cầu các bên đương sự giải thích những điểm cần thiết về mặt pháp lý hoặc về sự việc nếu xét thấy cần thiết, hoặc yêu cầu nói rõ thêm về những điểm còn chưa rõ. Viện công tố sẽ phát biểu cuối cùng trước khi kết thức phần tranh luận [10, tr105]. Việc tranh luận về sự thật trước tòa hầu như tập trung hoàn toàn vào việc giải thích các giấy tờ mà từng bên căn cứ vào [38, tr97]. Chứ không có việc phản bác hay đấu tranh như mô hình tố
tụng tranh tụng. Những tuyên bố của các bên (nếu không phải là sự thừa nhận) trong bất kỳ trường hợp nào không được coi là chứng cứ. Chúng chỉ