Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 42 - 43)

7. Kết cấu của luận văn

1.5. Pháp luật của một số nước về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

1.5.4. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự

nguyên mẫu mà Việt Nam đã tham khảo để xây dựng các quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự. Trước kia, theo quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm của Việt Nam cũng giống như Liên bang Nga. Sau này, để giảm bớt tính xét hỏi trong tố tụng dân sự, BLTTDS năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2011), không sử dụng từ “xét hỏi” mà thay thế bằng từ “hỏi”.

1.5.4. Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự thẩm dân sự

Quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự của pháp luật tố tụng dân sự Cộng hòa Liên bang Đức không giống với Mỹ, cũng như Liên bang Nga mà có những đặc thù riêng biệt. Trong đó có đặc điểm nổi bật là mặc dù vẫn thực hiện tối đa hoạt động tranh tụng giữa các bên đương sự, nhưng đã đề cao vai trò của Tòa án, Tòa án trực tiếp tham gia vào hoạt động tranh tụng. Thủ tục phiên tòa sơ thẩm của Đức diễn ra theo hướng tập trung, bằng miệng, trực tiếp và tự do đánh giá chứng cứ hơn so với Anh, Ý, Tây Ban Nha và hơn nhiều so với các nước Mỹ La tinh và Đông Á.

Thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự của Đức bao gồm [38, tr81]: 1- Nêu tên vụ án và kiểm tra sự có mặt của các bên; 2- Thẩm phán hoặc Thẩm phán chủ tọa giới thiệu và công bố vụ kiện; 3- Trả lời câu hỏi của các bên (nếu có) về việc công bố vụ án; 4- Tranh luận về vụ án giữa Tòa án và các bên và/ hoặc Luật sư; 5- Đưa ra chứng cứ; 6- Tiếp tục thảo luận và tranh cãi có tham khảo tới kết quả của việc xem xét chứng cứ; 7- Tòa án cân nhắc; 8- Thông báo bản án hoặc định ngày ra thông báo bản án.

Những điểm đặc thù của thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự tại Đức:

Thứ nhất, Tòa án tham gia vào quá trình tranh luận với tư cách là một bên tranh luận, khi tranh luận Tòa án và các bên đương sự có thể thực hiện việc hỏi. Sau khi các bên trình bày về vụ án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xem xét các bên có khai báo đầy đủ về mọi sự thực và có đưa ra những kiến nghị không đầy đủ và phức tạp liên quan đến những sự thực được viện dẫn và chỉ ra những chứng cứ. Nếu cần thiết, Thẩm phán sẽ thảo luận với các bên về

vụ án, về các yêu cầu, chứng cứ mà các bên đưa ra và đặt ra câu hỏi để các bên trả lời [38, tr81]. Với đặc điểm này, có thể thấy rằng, trong tố tụng dân sự của Đức, nghĩa vụ chứng minh không chỉ là của đương sự, mà Tòa án cũng có nghĩa vụ chứng minh. Trong quá trình tranh luận, Tòa án đưa ra các câu hỏi, các kiến nghị nhằm mục đích thuyết phục các bên hoàn thiện, sửa đổi hoặc bổ sung các yêu cầu, các tài liệu, chứng cứ mà họ đã đưa ra và trình thêm nhiều tài liệu, chứng cứ hơn nữa, làm sáng rõ các vấn đề còn chưa rõ. Mức độ tham gia của Tòa án sẽ phụ thuộc vào từng nội dung vụ án mà mức độ cung cấp chứng cứ của đương sự. Tất nhiên, Tòa án không thể một mình chứng minh yêu cầu của các đương sự.

Thứ hai, đương sự có thể không cần trình bày việc phản bác chứng cứ của phía bên kia tại phiên tòa, do đó phiên tòa có thể được kết thúc mà không có việc ra bản án. Về nguyên tắc, các bên phải được biết trước chứng cứ của phía bên bia và có đủ thời gian để đưa ra ý kiến phản bác. Nếu một bên cung cấp chứng cứ mới tại phiên tòa, hoặc bên kia không được thông báo kịp thời về việc mở phiên tòa thì Tòa án sẽ ấn định một thời gian để đương sự có một văn bản trình bày ý kiến phản bác của mình đối với đương sự phía bên kia. Tòa án sẽ xem xét giải quyết toàn bộ vụ án khi nhận được văn bản này. Phiên tòa kết thúc mà chưa có phán quyết. Tòa án sẽ định ngày tuyên án và thông báo cho các đương sự biết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện tại tòa án nhân dân tỉnh bắc giang (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)