Yếu tố chính trị và pháp luật

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 40 - 41)

Đối với việc sản xuất kinh doanh cá tra xuất khẩu, nhà nước và chính quyền địa phương có nhiều chính sách ưu đãi để đẩy mạnh tăng cường sản xuất ngành chế biến xuất khẩu thủy sản, như khuyến khích tập trung đầu tư cho công tác nghiên cứu, sản xuất cung cấp con giống, khuyến khích doanh nghiệp và bà con nông dân mở rộng vùng chăn nuôi, thông thoáng hơn trong việc cấp giấy phép xây dựng nhà máy chế biến thủy sản.

Để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thực hiện quy định của Hội đồng liên minh Châu Âu về phòng ngừa, ngăn chặn, xóa bỏ các hoạt động khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, ngày 15/4/2011, Thông tư số 28/TT- BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định về việc chứng nhận, xác nhận thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Châu Âu có hiệu lực14. Do đó, doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy định mới để kịp thời làm đúng các trình tự thủ tục, tránh trường hợp hàng hóa xuất đi bị trả về.

Đối với xuất khẩu sang EU, trở ngại lớn mà ngành gặp phải là các quy tắc và quy định thương mại đã được các tổ chức của EU và các quốc gia thành viên đồng thuận thực hiện. Ngay cả khi nhà xuất khẩu đã tuân thủ các tiêu chuẩn cần thiết và được chứng nhận bởi IFS, BRC, BAP, HACCP và các hệ thống truy xuất nguồn gốc thì nhà nhập khẩu cũng vẫn phải tuân thủ các yêu cầu đặc thù cho từng sản phẩm, điều này có nghĩa các doanh nghiệp nên chuẩn bị cẩn thận khi muốn hoạt động trên thị trường EU.

EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, bất cứ ai muốn vào thị trường rộng lớn và hấp dẫn này đều phải tuân thủ những quy định tối thiểu bắt buộc về chất lượng sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng, ngăn chặn khai thác thủy sản trái phép, không báo cáo và không được kiểm soát (IUU), thông tin trên nhãn mác phải dễ hiểu, dễ nhìn, rõ ràng và phải được viết bằng ngôn ngữ chính thức của nước thành viên mà sản phẩm đó được bán. Thủy sản bán tại châu Âu phải tuân thủ các quy tắc dán nhãn đối với thực phẩm nói chung và quy tắc dán nhãn đặc thù cho thủy sản định rõ trong quy định số 104/2000 (EC), số 2065/2001 (EC) và số 2406/96 (EC). Để bảo vệ

12 Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Liên minh Châu Âu [trực tuyến]. Đọc từ http://vi.wikipedia.org/wiki/Li %C3%AAn_minh_ch%C3%A2u_%C3%82u#cite_note-eurostat-4 ngày 22/12/2012.

13 Không tác giả. 11.08.2010. Rộng mở thị trường cá tra, cá basa[online]. Đọc từ: http://www.airseco.com/index.php? option=com_content&view=article&id=33&Itemid=95. Ngày 22.02.2012.

14 Không tác giả. Giới thiệu văn bản mới Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản [trực tuyến]. Đọc từ http://cucktbvnlts.gov.vn/vn/gioi-thieu-van-ban-moi/Thong-tu-so-28-2011TT-BNNPTNT-Quy-dinh-viec-chung- nhan-xac-nhan-thuy-san-khai-thac-xuat-khau-vao-thi-truong-Chau-Au.aspx ngày 24/02/2012.

sức khỏe và lợi ích có liên quan tới thực phẩm của người tiêu dùng Châu Âu, nhà sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc HACCP trong quá trình chế biến nhằm đảm bảo ATTP.

Quy định số 178/2002 (EC) gồm những điều khoản chung cho truy xuất nguồn gốc áp dụng từ ngày 01/01/2005, yêu cầu các nhà nhập khẩu xác nhận và đăng ký sản phẩm mà họ nhập bắt nguồn từ đâu nhằm đảm bảo yêu cầu về truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh những yêu cầu pháp lý chung của EU, các nhà xuất khẩu cũng có thể sẽ phải có các chứng nhận bổ sung, liên quan đến nguồn gốc địa lý của sản phẩm, xác nhận chất lượng, chứng nhận sự phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.

Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tại các nước Châu Âu đã công bố Cẩm nang hướng dẫn tiêu dùng thủy sản (Seafood Guide) cho năm 2012. Trong đó, cá tra basa Việt Nam đã được đưa vào mục "Hướng đến Chứng nhận bền vững". Theo đó Việt Nam cam kết đưa 3/4 tổng sản lượng nuôi cá tra của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chương trình chứng nhận ASC của WWF “nuôi cá pangasius theo hướng tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường”. Sau khi Việt Nam cam kết thực hiện nuôi cá tra bền vững, WWF đã quyết định đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ. Sự thay đổi nhanh chóng và sâu rộng của Việt Nam thể hiện ở việc nước này áp dụng các phương pháp sản xuất thân thiện với môi trường nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của ngành nuôi cá tra trên sông Mêkông. Theo đó, tới năm 2015 sẽ có 50% tổng lượng cá tra xuất khẩu Việt Nam đạt tiêu chuẩn này. Vì vậy, các doanh nghiệp trong ngành chế biến xuất khẩu thủy sản cần phải áp dụng các phương pháp sản xuất theo tiêu chuẩn mới để được cấp phép xuất khẩu và giữ uy tín cho thủy sản Việt Nam15.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w