Tình hình thị trường

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 30 - 32)

Tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam1

Do tình hình thiếu nguyên liệu nghiêm trọng kéo dài từ năm 2010 cộng với tín hiệu không tốt về nền kinh tế của một số thị trường trọng điểm, xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2011 được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn và giá trị xuất khẩu giảm, nhưng với sự nỗ lực của doanh nghiệp và người nuôi, xuất khẩu cá tra đem về giá trị vượt bậc so với nhận định ban đầu. Sản lượng cá thu hoạch gần 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ USD (trong khi dự báo đầu năm là 1 tỷ USD), tăng 26,5% so với năm 2010, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 135 thị trường trên thế giới, trong đó thị trường EU chiếm 29,14% (đạt giá trị cao nhất 526,08 triệu USD), Hoa Kỳ chiếm 18,4% (giá trị 331,6 triệu USD)... Tỷ trọng cá tra xuất khẩu năm 2011 đạt 29,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, duy trì vị trí số 2 sau mặt hàng tôm.

Tuy đạt được giá trị cao nhưng Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn (NN- PTNT) Cao Đức Phát cho rằng ngành cá tra còn nhiều khó khăn và đối diện với những thách thức mới. Hiệu quả sản xuất của người nuôi chưa cao, thậm chí bị thua lỗ, bộc lộ nhiều hạn chế về giống, thức ăn, lãi suất cao, dịch bệnh, chất lượng sản phẩm chế biến không đảm bảo...

Ở các địa phương, chi phí nuôi cá tra tăng cao nên hộ nuôi không yên tâm đầu tư, giá thức ăn cá tra tăng 7 lần với tổng mức tăng khoảng 1.200 đồng/kg, giá con giống tăng thêm 1.600đ/con so năm 2010, giá thuốc thú y thủy sản tăng từ 10% - 20%, làm cho chi phí giá thành nuôi cá bị đẩy lên cao, từ 25.000 đồng đến 25.500 đồng/kg. Nhiều hộ nuôi ở An Giang cho rằng giá cá hiện nay rất bấp bênh, tháng 3 năm 2011, giá cá từ cao chót vót 28.000 đồng/kg đột ngột tụt xuống 22.500 đồng/kg khiến nhiều hộ chao đảo, còn về phía doanh nghiệp lúc thì chủ trương mua cá size lớn, lúc mua cá size nhỏ mà không có sự thỏa thuận trước, không thực hiện đúng hợp đồng đã ký với người nuôi, chậm thanh toán tiền… làm cho người nuôi gặp nhiều khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản, treo ao…

1 Phương Linh. Không ngày tháng. Xuất khẩu cá tra 2011: Lội dòng nước ngược [trực tuyến]. Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đọc từ http://www.bonongnghiep.gov.vn/Pages/news_detail.aspx? NewsId=20427 đọc ngày 24/03/2012.

C.Phong. 08/02/2012. Xuất khẩu cá tra năm 2012 - Thách thức mục tiêu 2 tỷ USD [trực tuyến]. Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng. Đọc từ http://www.sggp.org.vn/thitruongkt/2012/2/280511/ đọc ngày 25/03/2012.

Tại Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ cá tra năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012, Bộ NN-PTNT đặt ra mục tiêu xuất khẩu cá tra, phấn đấu đạt sản lượng 1,2 - 1,5 triệu tấn cá, kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD trong năm 2012.

Để thực hiện được mục tiêu này, nguồn tín dụng dành cho nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra phải được đầu tư đúng mức, khoảng 26.000 tỷ đồng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tập hợp nhu cầu vốn của người nuôi và doanh nghiệp chế biến, xem xét khó khăn để có hướng tháo gỡ và đầu tư hợp lý. Nếu thiếu vốn thì cả người nuôi và doanh nghiệp đều khó khăn vì chi phí, giá thành sẽ bị đẩy lên cao, khi nguồn vốn được cung ứng đầy đủ giúp người nuôi chủ động sản xuất sẽ kéo giá thành cá tra xuống mức 20.000 đồng/kg. Doanh nghiệp tính toán hỗ trợ người nuôi áp dụng các quy trình nuôi tiến bộ, xây dựng hệ thống quản lý theo chuỗi từ ao nuôi đến bàn ăn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và gia tăng giá trị. Bộ NN-PTNT cũng chủ động xây dựng thông tin và hình ảnh về thương hiệu cá tra Việt Nam theo hướng chất lượng, thực hiện nghiêm các tiêu chuẩn của quốc tế quy định, đẩy mạnh quảng bá rộng rãi về sản phẩm cá tra Việt Nam ra thế giới, đồng thời sẵn sàng đấu tranh với các hành động bôi nhọ, cản trở không công bằng đối với cá tra Việt Nam.

Tình hình thị trường tiêu thụ cá tra của EU

Xu hướng tiêu dùng thực phẩm của người dân Châu Âu là lựa chọn những sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng cao, sạch và an toàn cho sức khỏe, áp lực công việc cao khiến phần lớn phụ nữ châu Âu sẽ lựa chọn sản phẩm tiện lợi, ăn liền. Cộng thêm, xu hướng các hộ gia định nhỏ không có con ở châu Âu cũng đang tăng lên nên các hộ gia đình người châu Âu chuyển sang tiêu dùng ít thực phẩm hơn và tiêu dùng những sản phẩm có kích cỡ nhỏ, vừa phải thay vì chọn mua những sản phẩm có kích cỡ lớn như trước đây. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc FAO, nhu cầu sử dụng thủy sản dùng làm thực phẩm được dự báo sẽ đạt 183 triệu tấn vào năm 2015, tăng 40 triệu tấn so với năm 2010 và tiêu thụ thủy sản theo đầu người sẽ đạt 14,3kg thay cho 13,7kg năm 20102, như vậy sức tiêu thụ thủy sản của người dân được dự báo sẽ phục hồi và có khả năng tăng nhanh, đem lại cơ hội xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Châu Âu là thị trường nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam với giá trị nhập khẩu qua các năm như sau:

Bảng 5.1 Bảng thống kê lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang EU 2008-2011

Năm Giá trị (USD) Tỷ lệ giá trị(%) 2011 526.085.528 29.14%

2010 511.007.161 35.80% 2009 538.797.675 40.12% 2008 363.970.758 39.22%

Qua bảng 5.1 cho thấy xu hướng xuất khẩu cá tra sang thị trường EU qua 3 năm từ 2009 đến 2011 đều sụt giảm về tỷ lệ. Từ 1/1 đến 15/2, giá trị xuất khẩu cá tra sang EU đạt 47.97 triệu USD, giảm gần 14% so với 55.7 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay nền kinh tế Châu Âu vẫn chưa có tín hiệu khởi sắc, Liên minh Châu Âu (EC) dự báo năm nay nền kinh tế khu vực này sẽ tăng trưởng âm 0,3%. Nhưng các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cá tra ở An Giang thông tin rằng nhu cầu tiêu thụ cá tra tại một số nước thuộc EU như

Áo, Tây Ban Nha, Pháp, Đức vẫn ổn định, nhất là đối với các doanh nghiệp hợp tác truyền thống lâu dài. Các doanh nghiệp có nhiều bạn hàng mới hoặc thu tiền chậm sẽ gặp khó khăn vì có thể dẫn đến đổ vỡ tín dụng trong mua bán, một số nhà nhập khẩu nhân cơ hội kinh tế suy thoái sẽ hạ giá nhập khẩu trong khi giá thành sản xuất đăng tăng cao. Do đó, có một số doanh nghiệp thay thị trường EU bằng các thị trường khác như Mỹ và Châu Á để vượt qua khó khăn.

Công ty An Xuyên xuất khẩu vào EU 1.253 tấn cá tra trên sản lượng tổng cả nước 221.939 tấn, chiếm 0,6% thị phần (số liệu năm 2010). Hiện nay thị trường chủ yếu của công ty An Xuyên là ở nước ngoài, trong đó thị trường Châu Âu chiếm tỷ trọng cao nhất 52,42% trong năm 2010 (hình 5.1). Châu Âu được xem là thị trường rất lớn và có tiềm năng đối với công ty nhưng đây lại là thị trường khó tính với rất nhiều rào cản kỹ thuật, yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng và độ an toàn của sản phẩm, bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp trong ngành. Nên mặc dù công ty đã có những khách hàng trung thành tại thị trường này thì công ty vẫn phải có những kế hoạch cụ thể để giữ vững và phát triển thị trường.

Hình 5.1 Các thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty An Xuyên năm 2010

(Nguồn: Công ty An Xuyên)

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w