Tình hình cạnh tranh

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 34 - 38)

Phân tích cạnh tranh

• Ngành chế biến thủy sản là ngành có cường độ cạnh tranh khá cao:

- Đây là ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có trên 100 công ty chế biến xuất khẩu thủy sản1, trong đó có 40 công ty chế biến kinh doanh thủy sản thuộc top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (năm 2011)2 cho thấy quy mô các công ty trong ngành rất lớn.

- Các sản phẩm thủy sản sau khi chế biến xong phải được bảo quản trong kho lạnh với số lượng rất lớn, đợi đến khi xuất hàng mất khoảng thời gian khá lâu nên chi phí lưu kho cao, để tránh chi phí này, công ty nỗ lực bán hết sản phẩm đã chế biến, làm tăng áp lực cạnh tranh.

- Sản phẩm thủy sản giữa các công ty có rất ít sự khác biệt, nhất là cá tra phi lê, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cũng không cao, khách hàng dựa vào giá cả để lựa chọn, vì thế các cuộc chiến về giá thường xuyên xảy ra.

- Rào cản rút lui của ngành cao vì việc rút lui gây nhiều tổn thất nghiêm trọng. Do các công ty thủy sản thường kinh doanh các mặt hàng có liên quan chặt chẽ với nhau (nuôi trồng thủy sản, thức ăn cho cá, bột cá, dầu cá, thủy sản qua chế biến), không thể bỏ đi mặt hàng nào, tài sản chuyên môn hóa cao, máy móc chế biến thủy sản không dùng chế biến các loại khác được, ngành sử dụng nhiều lao động phổ thông, có thể làm tăng thất nghiệp khi rút lui.

Nhóm doanh nghiệp lớn (Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Agifish, Việt An)

- Nhóm doanh nghiệp này có tài chính mạnh, đã niêm yết trên thị trường chứng khoán, có khả năng thu hút vốn đầu tư tốt, khả năng huy động vốn cao, giá trị xuất khẩu đạt trên 80 triệu USD/năm3. Có lợi thế chi phí sản xuất do quy mô rất lớn.

- Các doanh nghiệp này có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu tốt, thường đạt trên 70% tổng sản lượng sản xuất chế biến (Vĩnh Hoàn, Hùng Vương, Việt An), bằng cách tự đầu tư vùng nuôi và liên kết với nông dân bao tiêu sản phẩm. Các doanh nghiệp đặt mục tiêu tăng lượng nguyên liệu tự nuôi đáp ứng 100% công suất chế biến. 1BN. 07/02/2012. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2011 – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Vasep [trực tuyến]. Đọc từ http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_1758/Doanh-nghiep-xuat- khau-thuy-san-Viet-Nam-nam-2011.htm đọc ngày 03/04/2012.

2 Không tác giả. Không ngày tháng. VNR500 - Bảng xếp hạng ngành "Nuôi trồng, chế biến, kinh doanh thuỷ sản và các sản phẩm thịt" - TOP 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam [trực tuyến]. Đọc từ

http://vnr500.com.vn/bang-xep-hang-theo-nganh?c=AS102 đọc ngày 03/04/2012. 3 BN. 07/02/2012. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam 2011 [trực tuyến]. Đọc từ

http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_1758/Doanh-nghiep-xuat-khau-thuy-san-Viet-Nam-nam- 2011.htm ngày 04/04/2012.

- Các doanh nghiệp này có thương hiệu mạnh và uy tín, đã kinh doanh rất thành công ở thị trường trong nước và nước ngoài.

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, nhóm các doanh nghiệp lớn có chiến lược thâm nhập thị trường, phát triển thị trường và tích hợp dọc về phía sau. Mục tiêu trong tương lai, các doanh nghiệp thực hiện chiến lược tăng trưởng đa dạng hóa sản phẩm4.

Nhóm doanh nghiệp nhỏ (Thuận An, IDI, NTACO, An Xuyên,…)

- Nhóm này thường có tài chính yếu, phụ thuộc nhiều vào vốn vay, chịu sức ép lãi suất, không có lợi thế về chi phí sản xuất do quy mô nhỏ, giá trị xuất khẩu thấp.

- Khả năng tự chủ nguyên liệu kém do không có vùng nuôi riêng, không có tài chính để liên kết vùng nuôi, do phải mua cá từ các hộ nuôi nên chịu sức ép về giá nguyên liệu. - Các doanh nghiệp này chưa có vị thế vững chắc trên thị trường xuất khẩu.

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong những năm qua, ngành chế biến và xuất khẩu cá tra là ngành đang phát triển, nắm được nhu cầu tiêu dùng thủy sản trong và ngoài nước đang ngày một tăng nên số công ty hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và có quy mô lớn.

Việc sản xuất và chế biến cá tra chủ yếu xuất khẩu sang nước ngoài, do đó xác định đối thủ cạnh tranh sẽ dựa vào giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp. Qua tổng kết 10 tháng đầu năm 2011, ba doanh nghiệp đứng đầu về giá trị xuất khẩu là Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (122,36 triệu USD), Công ty cổ phần Hùng Vương (106,34 triệu USD), Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (67 triệu USD)5. Để thấy được bức tranh về cạnh tranh trong ngành, khi phân tích đối thủ cạnh tranh, ngoài 2 công ty đầu ngành là Vĩnh Hoàn và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, đề tài chọn thêm Thuận An, là công ty có quy mô nhỏ, có tình hình hoạt động gần giống với An Xuyên nhưng có triển vọng trở nên mạnh.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)

Thành lập vào ngày 29 tháng 12 năm 1997.

Địa chỉ: Quốc lộ 30, Phường 11, Tp. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

Ba năm 2006-2008, Vĩnh Hoàn giữ vị trí thứ 3 trong top doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa hàng đầu Việt Nam. Năm 2009, Vĩnh Hoàn vươn lên xếp thứ 2. Đến tháng 03/2010, Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp đầu ngành cá của Việt Nam. Tính trong 10 tháng đầu 2011, tổng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn đạt 122,36 triệu USD, xếp vị trí đầu ngành.

Thị trường xuất khẩu EU chiếm 28% (năm 2011) nên biến động từ thị trường này cũng có khả năng tác động đến hoạt động công ty, gây khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Công ty sớm xây dựng và tự chủ vùng nguyên liệu để tránh tình trạng phụ thuộc giá cả vào các hộ nuôi, hạn chế tác động từ biến động nguồn nguyên liệu, cùn với việc hưởng lợi từ lợi nhuận 4 Hoàng Thanh. Tháng/2011. Vĩnh Hoàn không ngừng đổi mới – Tạp chí thương mại thủy sản [trực tuyến]. Đọc từ http://vietfish.org/20110428123940355p48c56/vinh-hoan-khong-ngung-doi-moi.htm ngày 05/04/2012.

5 Phương Thảo. 02/12/2011. Top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm năm 2011[trực tuyến]. Đọc từ http://cafef.vn/20111202042744944CA52/top-10-doanh-nghiep-xuat-khau-ca-tra-10-thang-dau-nam-2011.chn đọc ngày 27/03/2012.

của khâu nuôi nguyên liệu trong giai đoạn nguyên liệu tăng giá, khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu trên 70% công suất chế biến.

Công ty cũng hoàn thiện quy trình nuôi khép kín từ khâu thức ăn đến sản phẩm đầu ra do đó quản lý chi phí giá vốn rất hiệu quả.

Vĩnh Hoàn cũng luôn xây dựng, củng cố và không ngừng hoàn thiện chất lượng sản phẩm và hệ thống truy xuất nguồn gốc để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế về vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe. Trong những năm qua công ty Vĩnh Hoàn xây dựng mô hình sản xuất bền vững, có định hướng chiến lược phát triển rõ ràng, sản phẩm của Vĩnh Hoàn uy tín trên trường quốc tế.

Năm 2011 là năm con cá tra gặp nhiều khó khăn, WWF đưa cá tra vào danh sách đỏ, chiến dịch truyền thông bôi xấu cá tra ở Châu Âu, khó khăn về lãi vay tăng cao, tỷ giá biến động, khan hiếm nguồn cung, tuy nhiên Vĩnh Hoàn vẫn đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhờ việc kiểm soát chi phí làm giảm đáng kể giá vốn hàng bán. Doanh thu tăng 37,1% và lợi nhuận sau thuế tăng 67,11% so với năm 2010, tỉ lệ đòn cân nợ thấp và an toàn6.

Hiện nay các sản phẩm giá trị gia tăng đang rất được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nên đầu 2011, xí nghiệp chế biến thủy sản số 2 chuyển đổi thành xí nghiệp chế biến hàng giá trị gia tăng, nhằm đáp ứng các đơn hàng giá trị gia tăng ngày càng nhiều, phục vụ mục tiêu gia tăng giá trị và đa dạng hóa sản phẩm theo chiều sâu.

Một số hoạt động marketing của Vĩnh Hoàn với thị trường nước ngoài như tham gia các chiến dịch truyền thông bảo vệ hình ảnh cá tra Việt Nam, quảng bá thương hiệu chung cá tra Việt Nam, duy trì cập nhật thông tin định kì trên website, hoàn tất bộ chuẩn hóa nhận diện thương hiệu Vĩnh Hoàn, tham gia thường xuyên Hội chợ thủy sản Châu Âu và đạt nhiều giải thưởng từ cuộc thi do Hội chợ tổ chức.

Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH)

Thành lập vào ngày 28 tháng 06 năm 2001.

Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Trong 10 tháng đầu 2011, công ty xếp vị trí thứ 3 sau Vĩnh Hoàn và Hùng Vương với giá trị xuất khẩu 67 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu EU chiếm cao nhất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty 27,55% (năm 2010).

Năm 2011 đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của Agifish trên thị trường quốc tế sau thời gian bị tụt hậu do sự phát triển vượt trội của các doanh nghiệp cùng ngành để vươn lên vị trí thứ 3 từ vị trí thứ 10 năm 2009.

Về công tác thị trường nước ngoài, công ty khôi phục lại quan hệ với những khách hàng tiềm năng, bên cạnh đó củng cố giữ vững khách hàng truyền thống bằng uy tín chất lượng sản phẩm và giao hàng đúng hạn. Tăng cường tiếp thị hàng giá trị gia tăng, đảm bảo đủ cung cấp hàng cho

6 Không tác giả. Không ngày tháng. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Vĩnh Hoàn [trực tuyến]. Đọc từ http://cafef.vn/BaoCaoTaiChinh.aspx?symbol=VHC&type=IncSta&year=2011&quarter=0 ngày 28/03/2012. GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh SVTH: Ngô Thị Yến Phi – Lớp

khách nhưng không dư thừa tồn đọng hàng xấu trong kho. Giảm tần suất tham gia hội chợ, chỉ tập trung vào các hội chợ chính. Tăng cường thăm viếng, chăm sóc khách hàng nước ngoài.

Công ty cũng tổ chức, sắp xếp lại sản xuất, ngưng chế biến các mặt hàng thị trường tiêu thụ chậm hoặc chưa phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, tập trung đẩy mạnh sản lượng chế biến các mặt hàng tiêu thụ mạnh và ổn định. Bên cạnh đó không ngừng nghiên cứu phát triển mặt hàng mới phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Châu Âu. Trước đây công ty có gần 70 sản phẩm cá tra và chế biến từ cá tra, nhưng hiện nay còn trên 20 sản phẩm vì cắt giảm theo sự ưa chuộng của thị trường.

Mặc dù năm 2011 còn rất nhiều khó khăn do kinh tế thế giới suy thoái và chi phí đầu vào liên tục tăng, Agifish vẫn đạt được những kết quả khả quan như sau: doanh thu tăng 56,11% so năm 2010, lợi nhuận trước thuế tăng 46,76% so 20107.

Công ty đang trong quá trình tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu. Hoàn tất phát triển vùng nuôi cá của công ty 60 ha, trị giá đầu tư khoảng 80 tỷ được xây dựng theo tiêu chuẩn Global GAP với sản lượng hàng năm trung bình 22.000 tấn. Bên cạnh đó để đảm bảo nguyên liệu trong thời gian tới, công ty cũng liên kết nuôi trồng với các nhà nuôi trồng có điều kiện nuôi tốt ở An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp khoảng 55 ha, ước sản lượng đạt 20.000 tấn. Phối hợp với kí hợp đồng hợp tác bên ngoài khoảng 20.000 tấn. Tổng lượng thành phẩm dự kiến: 30.000 tấn/năm. Ngoài ra, Agifish còn được sự hỗ trợ nguyên liệu từ công ty mẹ Hùng Vương khi thiếu hụt.

Về mặt tài chính, công ty không đầu tư sang lĩnh vực khác ngoài ngành nghề chính. Quản lý chặt chẽ thu chi đầu tư mua sắm. Thanh lý các tài sản dư thừa không phù hợp biến thành vốn tiền mặt. Cân đối vòng vốn chặt chẽ gắn với vay tín dụng ngân hàng.

Công ty TNHH sản xuất – thương mại – dịch vụ Thuận An (TAFISHCO)

Địa chỉ: 478 QL 91, ấp Hòa Long 3, TT An Châu, Châu Thành, tỉnh An Giang.

Năm 2011, công ty xếp vị trí thứ 100 với giá trị xuất khẩu 16.039.085USD, chiếm 0,26% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản8.

Công ty có hai nhà máy chính với tổng diện tích hơn 50.000m2 nằm trên Quốc lộ 91, cạnh sông Hậu - vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc lưu thông bằng cả đường thủy và đường bộ. Vùng nuôi khép kín với diện tích gần 20 ha ở tỉnh An Giang, cùng với hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đang trong quá trình hoàn thiện, quy trình sản xuất đảm bảo sạch, an toàn và vệ sinh. Công ty cũng khá chú trọng hoạt động marketing nhằm quảng bá sản phẩm và hình ảnh công ty, Thuận An tham gia hầu hết các Hội chợ trong và ngoài nước, thực hiện một số hoạt động từ thiện.

7 Không tác giả. Không ngày tháng. Kết quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang [trực tuyến]. Đọc từ http://cafef.vn/BaoCaoTaiChinh.aspx?

symbol=AGF&type=IncSta&year=2011&quarter=0 ngày 28/03/2012.

8BN. 07/02/2012. Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2011 – Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam Vasep [trực tuyến]. Đọc từ http://www.vasep.com.vn/Thong-ke-thuy-san/123_1758/Doanh-nghiep-xuat-

Năm 2011, Thuận An chiếm 1,8% thị phần EU, tổng doanh thu của Thuận An đạt 48 triệu USD (60% doanh thu từ hàng đông lạnh). Kế hoạch năm 2012, với mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, tổng sản lượng cá tra fillet xuất khẩu của công ty dự kiến đạt 25.000 tấn, cao hơn 5.000 tấn so với năm 2011, dự kiến doanh thu đạt 100 triệu USD (65 triệu USD cá tra, còn lại bột cá, mỡ cá).

Với mô hình sản xuất hiệu quả, công ty đã chủ động được 30% nguyên liệu, còn lại 50% là nguyên liệu từ liên kết với các hộ nuôi, 20% còn lại thu mua từ thị trường, nguyên liệu.

Do tình trạng khủng hoảng thừa cá tra nguyên liệu năm 2009 và cơn sốt khan hiếm cá tra đầu năm 2011, Thuận An thành lập chuỗi liên kết dọc cá tra vào tháng 6/2011 với tổng diện tích 30 ha, trong đó 15 ha được chứng nhận Global GAP. Chuỗi liên kết này cũng là mô hình thí điểm đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long và trong cả nước, nhằm kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý môi trường, dịch bệnh và truy xuất nguồn gốc, đảm bảo lợi ích cho các bên tham gia và nâng cao giá trị thương hiệu cá tra Việt Nam, chia sẻ giá trị chuỗi lợi nhuận một cách hài hòa.

Hệ thống phân phối ở EU còn yếu nên Thuận An có kế hoạch tăng thêm số lượng nhà phân phối. Thuận An có định hướng phát triển trong thời gian tới là giữ vững sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Nâng cao công suất chế biến của các nhà máy. Đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu sang thị trường EU, sản phẩm chính của công ty vẫn là cá tra phi lê. Tăng cường kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ vấn đề dư lượng kháng sinh và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w