Tình hình phân phối

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 38)

Đối với hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp thông qua các nhà nhập khẩu trung gian ở nước ngoài, từ các nhà nhập khẩu đó sản phẩm mới đến tay người tiêu dùng. Công ty An Xuyên với quy mô hoạt động còn khá nhỏ nên phân phối sản phẩm của mình qua các công ty trung gian ở nước ngoài, không phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Việc sử dụng kênh phân phối này có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch, bên cạnh đó là sự kí kết mua bán lâu dài tạo uy tín và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Công ty chọn hình thức phân phối này vì chưa có đủ kinh phí đi lại với các nước có mối quan hệ mua bán để gặp trực tiếp các khách hàng, phương thức trao đổi chủ yếu là qua internet, thư điện tử, điện thoại; hơn nữa công ty cũng chưa thông thạo hết các thị trường và khách hàng nên kênh phân phối này sẽ ít rủi ro hơn so với xuất trực tiếp đến các điểm tiêu thụ như hệ thống siêu thị và chợ. Công ty cũng không phải gánh các loại chi phí bán hàng trực tiếp.

Việc sử dụng kênh phân phối này có một số bất lợi, công ty phải phụ thuộc quyền quyết định phân phối đến các điểm tiêu thụ ở nước ngoài, ảnh hưởng đến sự kiểm soát trong việc bán hàng, công ty khó có thể thực sự nắm vững nhu cầu và đặc điểm của khách hàng trực tiếp, không có đầy đủ thông tin về sản phẩm của mình được bán như thế nào và bán cho ai, phản ứng của khách hàng trực tiếp như thế nào đối với sản phẩm, nên khó khăn trong việc bắt kịp sự thay đổi thị hiếu để có những chiến lược marketing phù hợp.

Một phần của tài liệu lập kế hoạch marketing cho sản phẩm cá đông lạnh của công ty cổ phần an xuyên sang thị trường eu giai đoạn 2012-2014 (Trang 38)