Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luậtvề trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 95 - 99)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

3.3. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và áp dụng pháp luật

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luậtvề trách nhiệm

ra là:

3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân của pháp nhân

3.3.1.1. Quy định trách nhiệm dân sự trong trường hợp pháp nhân không được thành lập

Hiện Bộ luật Dân sự 2015 chỉ quy định trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong phát sinh từ các giao dịch của các sáng lập viên xác lập, thực hiện trƣớc khi đăng ký pháp nhân. Tuy nhiên trong trƣờng hợp pháp nhân không đƣợc thành lập, thì trách nhiệm dân sự phát sinh từ các giao dịch của các sáng lập viên xác lập, thực hiện trƣớc khi đăng ký pháp nhân thuộc về chủ thể nào?.

Để thống nhất với Luật doanh nghiệp 2014 và phù hợp với bản chất của giao dịch, cần quy định trách nhiệm dân sự thuộc về ngƣời ký kết hợp đồng chịu trách nhiệm hoặc những ngƣời thành lập pháp nhân liên đới chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó.

3.3.1.2. Cần quy định thống nhất về khái niệm vi phạm hợp đồng làm phát sinh trách nhiệm dân sự

Các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Thƣơng mại 2005 đang có sự không thống nhất về hành vi vi phạm hợp đồng. Luật thƣơng mại đƣa ra khái niệm “vi phạm cơ bản” và “ vi phạm không cơ bản”, tuy nhiên Bộ luật dân sự 2005 và 2015 không đề cập đến khái niệm này. Việc thống nhất khái niệm nhằm làm cho các quy định của Bộ luật Dân sự và Luật chuyên ngành nhất quán, đồng bộ, và đảm bảo tính liên thông, tính hỗ trợ lẫn nhau.

Hiện nay, theo Bộ luật Dân sự quy định về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng có thể đƣợc xem xét thành hai dạng: không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Tuy nhiên, việc phân biệt này, có ý nghĩa về mặt lý luận nhiều hơn và chƣa bao quát các trƣờng hợp trong thực tiễn, chƣa trao cho bên bị vi phạm các quyền khác nhau để bảo vệ mình trƣớc các hành vi vi phạm.

Vì thế, cần thiết xây dựng lý luận và quy định lại các dạng của vi phạm hợp đồng theo hƣớng tham khảo quy định trong Bộ luật dân sự Đức điều chỉnh tƣơng đối cụ thể các dạng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: i. Chậm thực

hiện nghĩa vụ; ii. Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ; iii. Chủ động vi phạm nghĩa vụ. Đây là ba hình thức đƣợc áp dụng chung cho tất cả các quan

hệ hợp đồng. Ba dạng trên mang tính bao quát rất cao, Ngoài ra trong trƣờng hợp của hợp đồng đặc thù, pháp luật quy định những trƣờng hợp vi phạm cụ thể.

3.3.1.4. Cần quy định liên đới trách nhiệm dân sự của pháp nhân và trách nhiệm dân sự của cá nhân

Trên cơ sở các vụ án nêu trong luận văn này, thấy rằng rất nhiều trƣờng hợp pháp nhân đùn đẩy trách nhiệm dân sự sang ngƣời đại diện nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình và thực tiễn xét xử của các tòa án cũng có quan điểm giải quyết khác nhau. Chính điều đó đã xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bên bị vi phạm.

Cần thiết phải quy định trách nhiệm liên đới giữa pháp nhân và cá nhân trong trƣờng hợp ngƣời đại diện hoặc ngƣời của pháp nhân đã nhân danh pháp nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nghĩa vụ hợp đồng xâm hại đến bên thứ ba. Sau khi thực hiện trách nhiệm dân sự với bên bị vi phạm, sẽ giành quyền khiếu nại cho bên đã thực hiện trách nhiệm dân sự.

3.3.1.5. Cần quy định thống nhất nguyên tắc chứng minh lỗi trong trách nhiệm dân sự

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 584 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Theo quy định này, thì bên bị

thiệt hại không phải chứng minh lỗi của bên vi phạm, khi có căn cứ về hành vi vi phạm, về thiệt hại thực tế thì có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thƣờng thiệt hại gây ra cho mình.

Trong khi đó, nguyên tắc trong pháp luật tố tụng dân sự là nghĩa vụ chứng minh thuộc về ngƣời yêu cầu. “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. [Khoản 1, Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015]. Trong thực tiễn áp

dụng, ngƣời có yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại thƣờng có nghĩa vụ chứng minh ngƣời gây thiệt hại có lỗi.

Nhƣ vậy, cần thiết phải quy định thống nhất về việc nghĩa vụ chứng mình lỗi trong trách nhiệm dân sự để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp thuận lợi, và đảm bảo quyền của bên bị vi phạm. Bởi theo xu hƣớng các hệ thống pháp luật của các nƣớctrên thế giới thì “nghĩa vụ của bên gây thiệt hại

là phải chứng minh mình không có lỗi dẫn đến phát sinh thiệt hại”.

3.3.1.6. Cần quy định thống nhất về tài sản của pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự

Hiện nay, một trong những đặc trƣng cơ bản nhất của pháp nhân là“Có

đó” và là dấu hiệu để phân biệt giữa một tổ chức là pháp nhân với tổ chức

không phải là pháp nhân.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2005 và 2014: “Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Các thành viên hợp danh dù tài sản đƣợc tách biệt,

nhƣng nếu pháp nhân không trả hết nghĩa vụ bằng tài sản của mình, thì thành viên có trách nhiệm trả hết cho pháp nhân.

Dƣờng nhƣ những ngƣời soạn thảo Bộ luật Dân sự 2015 cứ loay hoay mãi không tìm đƣợc ra đặc trƣng cơ bản của pháp nhân, và lại cố tìm cách ghép công ty hợp danh có tƣ cách pháp nhân nhƣng lại không giải quyết đƣợc mâu thuẫn xảy ra giữa Bộ luật Dân sự và Luật doanh nghiệp.

Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân cần đƣợc làm đồng bộ với gồm cả quy định ở luật chung và các luật chuyên ngành dựa trên cơ sở các nền tảng lý luận cơ bản pháp nhân.

3.3.1.7. Xây dựng quy định hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Để khắc phục những quan điểm khác nhau khi áp dụng pháp luật của các thẩm phán, của các cấp tòa án, cần thiết phải xây dựng quy định về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân. Có thể dƣới hình thức Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để hƣớng dẫn chi tiết các quy định về pháp nhân và trách nhiệm dân sự của pháp nhân trong Bộ luật Dân sự. Hƣớng dẫn này sẽ giúp sự thống nhất pháp luật trong quá trình giải quyết các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)