Trách nhiệm dân sự của pháp nhân do ngƣời của pháp nhân gây ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 73 - 77)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

2.1.3. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân do ngƣời của pháp nhân gây ra

ra trong khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc pháp nhân giao.

Ngƣời của pháp nhân đƣợc hiểu là bất cứ thành viên nào của pháp nhân, đƣợc pháp nhân tuyển dụng vào làm việc theo các quan hệ hợp đồng dài hạn, ngắn hạn, đang trong thời gian thử việc… Trong trƣờng hợp này, hành vi của họ đƣợc hiểu là hành vi của pháp nhân. Chính vì vậy, trách nhiệm dân sự trƣớc hết thuộc về pháp nhân.

Mỗi cá nhân là một thực thể độc lập trong một tập thể nhƣng lại đƣợc phân công trách nhiệm cụ thể với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền theo sự phân công hay uỷ quyền của tập thể, của pháp nhân, do vậy, những ngƣời hoạt động nhân danh pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân có lỗi thì đƣơng

nhiên lỗi đó sẽ bị coi là lỗi của pháp nhân và chính pháp nhân phải chịu trách nhiệm về lỗi đó.

Pháp nhân phải bồi thƣờng cho ngƣời bị thiệt hại liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mà pháp nhân giao cho thành viên đó thực hiện. Sau khi pháp nhân bồi thƣờng thiệt hại, nếu thành viên của pháp nhân có lỗi khi gây thiệt hại cho chủ thể khác thì pháp nhân có quyền yêu cầu thành viên này phải hoàn trả “một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Do đó, việc xác định mức độ lỗi của thành viên khi gây thiệt hại là rất quan trọng và là cơ sở để xác định số tiền hoàn trả của thành viên đối với pháp nhân. Tuy nhiên, các quy định về lỗi của bên vi phạm hiện nay trong bộ luật dân sự đã bộc lộ nhiều tồn tại, khác biệt, thậm chí mâu thuẫn với luật chuyên ngành, công ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Cụ thể:

Một là, các quy định về khái niệm và bản chất của lỗi:

Lỗi phản ánh yếu tố tâm lý tiêu cực của con ngƣời, có tác động trực tiếp đến hành vi của ngƣời đó và thiệt hại xảy ra do hành vi gây ra. Theo quy định tại Điều 364 của BLDS 2015, lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Lỗi cố ý là trƣờng hợp một ngƣời nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho ngƣời khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhƣng để mặc cho thiệt hại xảy ra.Lỗi vô ý là trƣờng hợp một ngƣời không thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trƣớc thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trƣớc hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhƣng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn đƣợc.

Khi xem xét trách nhiệm dân sự của pháp nhân, cần phải xác định yếu tố lỗi để có căn cứ xem xét trách nhiệm của pháp nhân khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc hành vi trái pháp luật. Lỗi của pháp nhân đƣợc thể hiện thông qua yếu tố lỗi của hành vi của ngƣời đại diện nhân danh pháp

nhân, hoặc ngƣời của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc pháp nhân giao.

Các khái niệm về lỗi, các phân loại lỗi đƣợc quy định trong Bộ luật Dân sự tƣơng đồng với quy định trong ngành luật hình sự. Nếu nhƣ trong lĩnh vực hình sự, lỗi đƣợc coi là yếu tố quyết định đến việc định tội danh và áp dụng hình phạt, thì trong dân sự, yếu tố lỗi là căn cứ xác định trách nhiệm dân sự, chứ không phải là cơ sở xác định mức trách nhiệm và lựa chọn biện pháp tác động đến chủ thể vi phạm.

Liệu Bộ luật Dân sự hiện hành có thiếu tính thực tiễn, khi mà trọng tâm chứng minh lại là trạng thái tâm lý của ngƣời có nghĩa vụ mà không phải là thái độ hay sự tận tâm của ngƣời có nghĩa vụ đối với chính công việc và những nghĩa vụ mà họ phải thực hiện. Thực tiễn xét xử, hầu nhƣ chƣa bao giờ vấn đề kiểm tra, xem xét trạng thái tâm lý của ngƣời vi phạm nghĩa vụ đối với hành vi thực hiện và hậu quả của hành vi thực hiện đƣợc đặt ra một cách nghiêm túc, cả từ khía tòa án lẫn từ phía những ngƣời tham gia tố tụng [20, tr. 410].

Nghiên cứu vấn đề này, có học giả lý giải rằng do tính chất của các nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng, nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm sẽ có sự khác nhau.

Các nghĩa vụ khế ƣớc phần lớn là những nghĩa vụ thành quả hay nghĩa vụ xác định, vì vậy khi kết quả mong đợi không đƣợc thi hành do sự bất thi hành nghĩa vụ này, nguyên đơn có quyền xin bồi thƣờng mà không phải dân chứng sự quá thất của đối phƣơng. Trái lại, trong phạm vi dân sự phạm và chuẩn dân sự phạm, bộ Dân luật chỉ dự định định nghĩa vụ cẩn mẫn tổng quát. Vì vậy, nếu nguyên đơn muốn xin bồi thƣờng sự tổn thiệt, tất

phải dẫn chứng rõ rệt sự sơ suất hay quá thất của bị đơn [33, tr. 457-458].

Theo quy định hiện nay, trách nhiệm dân sự theo hợp đồng không có quy định rõ ràng yếu tố lỗi có phải là một yế u tố bắt buô ̣c cần phải có để bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại hay không , hay chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng của phía bên kia là bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiê ̣t ha ̣i.

Hai là, các quy định về chủ thể có nghĩa vụ chứng minh lỗi vi phạm

Bộ luật Dân sự 2015 quy định vấn đề này, tại Điều 584 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại: “Người nào có hành vi xâm phạm tính

mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Theo quy định này, thì bên bị

thiệt hại không phải chứng minh lỗi của bên vi phạm, khi có căn cứ về hành vi vi phạm, về thiệt hại thực tế thì có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thƣờng thiệt hại gây ra cho mình.

Trong khi đó, nguyên tắc trong pháp luật tố tụng dân sự là nghĩa vụ chứng minh thuộc về ngƣời yêu cầu. “Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp”. [Khoản 1, Điều 94 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015].

Do đó, trong thực tiễn áp dụng, ngƣời có yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại thƣờng có nghĩa vụ chứng minh ngƣời gây thiệt hại có lỗi. Thực tế, nghĩa vụ chứng minh này là trách nhiệm quá lớn đối với bên bị thiệt hại bởi sự khó khăn trong quá trình tiếp cận. Trong khi, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới lại quy định trong trƣờng hợp này, nghĩa vụ của bên gây thiệt hại là phải chứng minh mình không có lỗi dẫn đến phát sinh thiệt hại.

Hiện nay, xu hƣớng chung trên thế giới hiện nay là ngày càng mở rộng hơn phạm vi áp dụng, nguyên tắc trách nhiệm dân sự mà theo đó bên bị thiệt hại không cần phải chứng minh lỗi của bên gây thiệt hại. Vì thế, cần phải thống nhất quy định về việc chứng minh lỗi thuộc về chủ thể nào trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật tố tụng dân sự.

Nếu trong trƣờng hợp các bên đều có lỗi, thì mỗi bên phải chịu trách nhiệm dân sự tƣơng ứng với mức độ lỗi của mình. Tuy vậy, bên gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay vô ý khi gây thiệt hại cho ngƣời khác cũng phải bồi thƣờng toàn bộ thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra. Không vì ngƣời gây thiệt hại có lỗi vô ý hoặc cố ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thƣờng tăng hay giảm.Nhƣ vậy, thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của ngƣời bị thiệt hại cho dù lỗi đó có ở hình thức này hay hình thức khác, ở mức độ này hay mức độ khác thì ngƣời gây thiệt hại không có trách nhiệm bồi thƣờng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)