1.3 .Khái quát chung về trách nhiệm dân sự
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm trách nhiệm dân sự
1.3.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt, cụm từ “trách nhiệm” có thể đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Một là “phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo
đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả”, hai là “sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai trái thì phải gánh chịu phần hậu quả”[52]. Trách nhiệm mà đƣợc pháp luật điều
chỉnh và bảo đảm thực hiện là trách nhiệm pháp lý.
Trách nhiệm pháp lý đƣợc hiểu là hậu quả bất lợi (sự trừng phạt) đối với chủ thể vi phạm pháp luật, thể hiện ở mối quan hệ đặc biệt giữa Nhà nƣớc với các chủ thể vi phạm pháp luật, đƣợc các quy phạm pháp luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cƣỡng chế đƣợc quy định ở chế tài các quy phạm pháp luật.
Trách nhiệm dân sự đã phát sinh ra nghĩa vụ bồi thƣờng đối với ngƣời nào đã làm ra một hành vi gì trái luật mà gây tổn thiệt cho ngƣời khác. Vì thế, có tác giả cho rằng “trách nhiệm dân sự là một nguồn gốc của nghĩa vụ không căn cứ vào ý chí của các đƣơng sự muốn tạo lập ra nghĩa vụ. Nguồn gốc này căn cứ vào hành vi mà dân luật coi nhƣ trái luật” [34, tr.431].
Trách nhiệm dân sự đó là những chế tài đối với vi phạm nghĩa vụ mà việc áp dụng những chế tài đó sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý bất lợi cho bên vi phạm dƣới hình thức tƣớc quyền dân sự (nhƣ: tƣớc quyền sở hữu, tƣớc quyền thừa kế…) hoặc bằng hình thức đặt ra cho họ những nghĩa vụ mới hoặc nghĩa vụ bổ sung nhƣ
nghĩa vụ bồi thƣờng thiệt hại, nộp phạt vi phạm hoặc trả tiền lãi đối với khoản nợ chậm trả. [20, tr. 346-347]
Trong lĩnh vực pháp luật dân sự, trách nhiệm dân sự là trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ dân sự. Trong đó nghĩa vụ dân sự chính là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể không đƣợc làm hoặc bắt buộc làm một hành động nào đó đối với một hoặc nhiều chủ thể khác. Và trách nhiệm dân sự đặt ra khi chủ thể có nghĩa vụ pháp lý không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ pháp lý của mình.
Trách nhiệm dân sự không phải là một sự trừng phạt mà là một biện pháp buộc ngƣời có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thƣờng cho ngƣời bị tổn hại do hành vi đó gây ra. Trách nhiệm dân sự khác với trách nhiệm hình sự ở chỗ: trách nhiệm hình sự tập trung sự chú ý vào hành vi; còn trách nhiệm dân sự tập trung sự chú ý vào thiệt hại hay hậu quả của hành vi [14].
Nhƣ vậy, cần phân biệt giữa trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự, nếu trách nhiệm hình sự liên quan đến việc trừng phạt ngƣời gây thiệt hại và khôi phuc lại trật tự công cộng, thì mục đích của trách nhiệm dân sự là bồi thƣờng thiệt hại đã xảy ra cho ngƣời bị thiệt hại.
Trách nhiệm dân sự đƣợc chia ra thành: trách nhiệm bồi thƣờng những tồn thất về vật chất và tinh thần mà chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Trách nhiệm bồi thường những tổn thất vật chất thực tế, tính đƣợc thành tiền do bên vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn thiệt hại, thu nhập thực tế bị giảm sút. Trách nhiệm bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần, khi có hành vi vi phạm xâm hại đến tính mạng sức khỏe,
danh dự, uy tín của ngƣời khác thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm còn phải bồi thƣờng một khoản tiền cho ngƣời bị hại.
Khi xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng:
Theo nghĩa khách quan, trách nhiệm dân sự là tổng thể các quy định của pháp luật dân sự về các căn cứ, điều kiện phát sinh trách nhiệm, năng lực chịu trách nhiệm, cách thức thực hiện trách nhiệm và hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm dân sự.
Theo nghĩa chủ quan, thì trách nhiệm dân sự là biện pháp cƣỡng chế đƣợc áp dụng đối với ngƣời đã có hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, nhằm buộc ngƣời vi phạm phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc bồi thƣờng thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị xâm hại [30].
1.3.1.2. Đặc điểm của trách nhiệm dân sự
Khi xem xét các vấn đề liên quan đến trách nhiệm dân sự, đã có nghiên cứu chỉ ra rằng:
Theo nghĩa khách quan, trách nhiệm dân sự là tổng thể các
quy định của pháp luật dân sự về các căn cứ, điều kiện phát sinh trách nhiệm, năng lực chịu trách nhiệm, cách thức thực hiện trách nhiệm và hậu quả pháp lý của việc áp dụng trách nhiệm dân sự.
Theo nghĩa chủ quan, thì trách nhiệm dân sự là biện pháp cƣỡng
chế đƣợc áp dụng đối với ngƣời đã có hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời khác, nhằm buộc ngƣời vi phạm phải thực hiện những hành vi nhất định hoặc bồi thƣờng thiệt hại nhằm bù đắp tổn thất và khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị xâm hại [30].
Trách nhiệm dân sự mang đầy đủ những đặc điểm chung của loại hình trách nhiệm pháp lý:
Thứ nhất,Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm của ngƣời vi phạm trƣớc
ngƣời có quyền, lợi ích bị xâm phạm. Trách nhiệm dân sự chỉ đặt ra trong các trƣờng hợp một bên thực hiện hành vi vi phạm (vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc vi phạm các quy định của pháp luật) gây thiệt hại đối với ngƣời khác.
Thứhai, Trách nhiêm dân sự đƣợc coi là một biện pháp cƣỡng chế của
pháp luật đƣợc thể hiện dƣới dạng trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên bị xâm hại.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm dân sự phải là hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cụ thể hơn là việc không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của ngƣời có nghĩa vụ dân sự.
Thứba, Cùng với các biện pháp cƣỡng chế thi hành nghĩa vụ dân sự nó sẽ
đem lại cho ngƣời thực hiện nghĩa vụ dân sự những hậu quả bất lợi.Nhà nƣớc áp dụng các chế tài và các chế tài này đƣợc đảm bảo thực hiện bằng bộ máy cƣỡng chế của Nhà nƣớcđối với các hành vi vi phạm pháp luật.
Hậu quả bất lợi mà ngƣời vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu có thể là việc phải thực hiện nghĩa vụ, thực hiện đúng và thực hiện đủ nghĩa vụ và nếu có thệt hại thực tế từ vi phạm đó thì sẽ phát sinh thêm trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại.
Thứtư, Trách nhiệm dân sự do các cơ quan có thẩm quyền của nhà nƣớc
thực thi theo trình tự và thủ tục nhất định đối với những ngƣòi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho ngƣời khác, Nhà nƣớc có quyền xác định hành vi nào là vi phạm pháp luật và các chế tài tƣơng ứng với mỗi vi phạm đó
Thứnăm, Trách nhiệm dân sự mang tính đền bù, bởi mục đích của trách
nhiệm pháp lý không chỉ là trừng trị hành vi vi phạm mà bên cạnh đó còn là sự khôi phục lại tình trạng tƣơng ứng với phần hậu quả mà ngƣời vi phạm đã gây ra do không thực hiện nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm dân sự đƣợc áp dụng đối với bên vi phạm phải phù hợp và tƣơng xứng với mức độ của hậu quả hành vi vi phạm
gây ra, tức là phải phù hợp và tƣơng xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tổn thất tinh thần mà ngƣời bị hại phải gánh chịu [20, tr. 348-349].
Trách nhiệm dân sự luôn có tính tài sản, tức là phải liên quan trực tiếp đến tài sản, vì lợi ích của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự hƣớng đến bao giờ cũng mang tính tài sản. Vì vậy, trách nhiệm dân sự chính là trách nhiệm bù đắp cho bên bị vi phạm nghĩa vụ một lợi ích vật chất nhất định.