Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do ngƣời đại diện xác lập,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 66 - 73)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

2.1.2. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự do ngƣời đại diện xác lập,

lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân thể hiện dƣới dạng: trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự; trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân có thể phát sinh từ nghĩa vụ ngoài hợp đồng hoặc từ nghĩa vụ theo hợp đồng. Khi ngƣời đại diện theo pháp luật thực hiện các hành vi nhân danh pháp nhân thì hành vi của ngƣời đó đã làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm dân sự của pháp nhân. Cho nên, pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực

hiện quyền, nghĩa vụ dân sự cho ngƣời đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.

Hiện nay, các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật chuyên ngành đã quy định rõ trách nhiệm dân sự của pháp nhân do ngƣời đại diện nhân danh pháp nhân tham gia xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, bên cạnh những ƣu điểm, tích cực, thì vẫn còn nhiều tồn tại chƣa đƣợc khắc phục, cụ thể nhƣ:

Thứ nhất, tồn tại của các quy định về đại diện của pháp nhân trong trách nhiệm dân sự:

Trong các quan hệ pháp luật, pháp nhân tham gia thông qua hành vi của ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Ngƣời đại diện của pháp nhân là ngƣời thay mặt, nhân danh pháp nhân tham gia giao kết các quan hệ pháp luật trong phạm vi thẩm quyền đại diện đƣợc xác định tại điều lệ pháp nhân, hoặc do pháp luật quy định.

Ngƣời đại diện theo pháp luật là ngƣời đại diện đƣơng nhiên, thƣờng xuyên của pháp nhân trong các quan hệ với ngƣời thứ ba đƣợc quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc theo sự chỉ định của tòa án, cụ thể:

Điều 137 Bộ luật dân sự 2015. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân

1. Ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Ngƣời đƣợc pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Ngƣời có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Ngƣời do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

2. Một pháp nhân có thể có nhiều ngƣời đại diện theo pháp luật và mỗi ngƣời đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 về ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp:

Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014. Ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: 1. Ngƣời đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tƣ cách nguyên đơn, bị đơn, ngƣời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trƣớc Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Cũng theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, pháp nhân là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (chƣa kể trong công ty hợp danh thì tất cả các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện cho công ty) có thể có từ hai đại diện pháp luật trở lên và “điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh

quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”. Nhƣ vậy, quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và của Luật doanh

nghiệp 2014 đã có những sửa đổi liên quan đến số ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Nếu nhƣ Bộ luật dân sự 2005 và Luật doanh nghiệp 2005 chỉ quy định một pháp nhân chỉ có một ngƣời đại diện theo pháp luật.

Ngƣời đại diện theo ủy quyền của pháp nhân phát sinh trong trƣờng hợp khi ngƣời đại diện theo pháp luật của pháp nhân vì lý do nào đó không thể trực tiếp xác lập, thực hiện giao dịch nhân danh pháp nhân, thì họ có thể ủy quyền cho ngƣời khác thay mặt pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật bằng văn bản ủy quyền. Ngƣời đại diện theo ủy quyền chỉ đƣợc thực hiện những hoạt động trong phạm vi và thời hạn theo văn bản ủy quyền. Hành vi của ngƣời đƣợc ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền đƣợc coi là hành vi của pháp nhân, vì vậy làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự với pháp nhân.

Về nguyên tắc, pháp nhân chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi đƣợc coi là hành vi của pháp nhân, còn những hành vi thực hiện với

tƣ cách cá nhân không làm phát sinh trách nhiệm dân sự ở pháp nhân. Trong vấn đề đại diện của pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật, thƣờng xảy ra các trƣờng hợp nhƣ:

Trường hợp thứ nhất,giao dịch, hợp đồng do ngƣời không có quyền đại

diện cho pháp nhân xác lập, thực hiện: Giao dịch dân sự do ngƣời không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với pháp nhân. Vấn đề này đƣợc quy định cụ thể tại điều 142 Bộ luật dân sự 2015 về hậu quả của giao dịch dân sự do ngƣời không có quyền đại diện xác lập, thực hiện:

Giao dịch dân sự do ngƣời không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện, trừ một trong các trƣờng hợp sau đây:a) Ngƣời đƣợc đại diện đã công nhận giao dịch;b) Ngƣời đƣợc đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;c) Ngƣời đƣợc đại diện có lỗi dẫn đến việc ngƣời đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc ngƣời đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện [Khoản 1, Điều 142 BLDS 2015].

Trong trƣờng hợp giao dịch dân sự do ngƣời không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với ngƣời đƣợc đại diện thì ngƣời không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngƣời đã giao dịch với mình, trừ trƣờng hợp ngƣời đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

Ngƣời đã giao dịch với ngƣời không có quyền đại diện có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, trừ trƣờng hợp ngƣời đó biết hoặc phải biết về việc

không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trƣờng hợp ngƣời đƣợc đại diện đã công nhận giao dịch.

Nếu ngƣời không có quyền đại diện và ngƣời đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại.

Trường hợp thứ hai,ngƣời đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện

vƣợt quá phạm vi đại diện:

Giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện đối với phần giao dịch đƣợc thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trƣờng hợp sau đây:a) Ngƣời đƣợc đại diện đồng ý;b) Ngƣời đƣợc đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;c) Ngƣời đƣợc đại diện có lỗi dẫn đến việc ngƣời đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc ngƣời đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vƣợt quá phạm vi đại diện [Khoản 1, Điều 143 BLDS 2015].

Trong trƣờng hợp giao dịch dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của ngƣời đƣợc đại diện đối với phần giao dịch đƣợc xác lập, thực hiện vƣợt quá phạm vi đại diện thì ngƣời đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với ngƣời đã giao dịch với mình về phần giao dịch vƣợt quá phạm vi đại diện, trừ trƣờng hợp ngƣời đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vƣợt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

Khi đó, chủ thể đã giao dịch có quyền đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vƣợt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại, trừ trƣờng hợp

ngƣời đó biết hoặc phải biết về việc vƣợt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trƣờng hợpngƣời đƣợc đại diện đồng ý.

Nếu ngƣời đại diện và ngƣời giao dịch với ngƣời đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vƣợt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho ngƣời đƣợc đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thƣờng thiệt hại.

Trong trƣờng hợp này, Bộ luật dân sự Nhật Bản lại quy định cả ngƣời đại diện và pháp nhân đều liên đới chịu trách nhiệm dân sự:

Khi ngƣời đại diện thực hiện hành vi trái pháp luật nhƣng ngoài phạm vi nghĩa vụ đại diện thì ngƣời chịu trách nhiệm không phải là pháp nhân mà là ngƣời đại diện, theo quy định chung về bồi thƣờng thiệt hại. Tuy nhiên, việc ngƣời đại diện trực tiếp hoặc gián tiếp lợi dụng uy tín của pháp nhân hoặc khi ngƣời bị thiệt hại là số đông công dân thì Bộ luật Dân sự quy định cả pháp nhân và giám đốc đều liên đới chịu trách nhiệm”[2].

Có lẽ, điểm bất cập của Bộ luật dân sự nƣớc ta chƣa giải quyết đƣợc vấn đề xung đột giữa trách nhiệm cá nhân ngƣời đại diện và trách nhiệm pháp nhân. Thực tế cho thấy, rất nhiều trƣờng hợp pháp nhân đùn đẩy trách nhiệm sang ngƣời đại diện nhằm trốn tránh trách nhiệm của mình. Đồng thời, xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba trong các quan hệ pháp luật với pháp nhân. Vấn đề này sẽ đƣợc tác giả xem xét trong phần thực trạng giải quyết các vụ án về trách nhiệm dân sự của pháp nhân.

Thứ hai, tồn tại của quy định pháp luật về các dạng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của pháp nhân.

Trong pháp luật Việt Nam, vi phạm nghĩa vụ từ hợp đồng có thể đƣợc xem xét thành hai dạng: không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và thực hiện không đúng nghĩa vụ hợp đồng. Việc phân biệt này có ý nghĩa về mặt lý luận

nhiều hơn, bởi trong thực tiễn dù là ở dạng nào, thì Bộ luật dân sự cũng trao cho chủ thể bị xâm hại có quyền yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại thực tế và phạt vi phạm là nhƣ nhau.

Bộ luật dân sự Đức điều chỉnh tƣơng đối cụ thể các dạng vi phạm nghĩa vụ hợp đồng: i. Chậm thực hiện nghĩa vụ; ii. Không có khả năng thực hiện nghĩa vụ; iii. Chủ động vi phạm nghĩa vụ. Đây là ba hình thức đƣợc áp dụng chung cho tất cả các quan hệ hợp đồng. Ba dạng trên mang tính bao quát rất cao, Ngoài ra trong trƣờng hợp của hợp đồng đặc thù, pháp luật quy định những trƣờng hợp vi phạm cụ thể.

Từ đó, thấy Bộ luật dân sự 2015 không quy định riêng biệt trƣờng hợp về “không có khả năng thực hiện nghĩa vụ” thành chế định riêng biệt nhƣ trong pháp luật của Đức.

Mặt khác, Luật thƣơng mại 2005, khi xem xét khía cạnh của hành vi vi phạm hợp đồng lại đƣa ra khái niệm “Vi phạm cơ bản”. “Vi phạm cơ bản là

sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” [Khoản 13,

điều 3, Luật Thƣơng mại 2005].

Điều 293 Luật Thƣơng mại 2005 quy định Áp dụng chế tài trong thƣơng mại đối với vi phạm không cơ bản: “Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản”. Ngoài ra còn các điều 308 khoản 2, điều 310 khoản 2, điều

312 khoản 4….cũng đề cập đến vấn đề “vi phạm cơ bản” nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhƣ vậy, Luật thƣơng mại đƣa ra khái niệm “vi phạm cơ bản” và “ vi phạm không cơ bản”, tuy nhiên Bộ luật dân sự 2005 và 2015 không đề cập đến khái niệm này.

Quy định trong Luật Thƣơng mại tƣơng tự với quy định tại Điều 25 của Công ƣớc Viên 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế quy định:

Một sự vi phạm hợp đồng do một bên gây ra là vi phạm cơ bản nếu sự vi phạm đó làm cho bên kia bị thiệt hại mà ngƣời bị thiệt hại, trong một chừng mực đáng kể bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng, trừ phi bên vi phạm không tiên liệu đƣợc hậu quả đó và một ngƣời có lý trí minh mẫn cũng sẽ không tiên liệu đƣợc nếu họ cũng ở vào hoàn cảnh tƣơng tự [Điều 25, Công ƣớc Viên 1980].

Mặc dù, giữa hợp đồng thƣơng mại và hợp đồng dân sự có những đặc điểm khác nhau, tuy nhiên hiện nay pháp luật không còn phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế, vì vậy việc quy định khác nhau giữa Bộ luật dân sự và các luật chuyên ngành cho thấy thiếu nhất quán, không đồng bộ, thiếu sự gắn kết trong quy định của BLDS và các luật chuyên ngành về hợp đồng, dẫn tới chƣa thực sự đảm bảo tính liên thông, tính hỗ trợ lẫn nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)