Khái niệm trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 53 - 54)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

1.4.2. Khái niệm trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Pháp nhân với tƣ cách là chủ thể của quan hệ pháp luật, khác với tự nhiên nhân, pháp nhân hoạt động thông qua ngƣời đại diện theo pháp luật hoặc ngƣời đại diện theo ủy quyền. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân có thể phát sinh từ quan hệ hợp đồng mà pháp nhân tham gia hoặc trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân phát sinh từ quan hệ hợp đồng trong trƣờng hợp pháp nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Hợp đồng là nguồn phát sinh chủ yếu của

nghĩa vụ nên trách nhiệm dân sự của pháp nhân đƣợc đặt ra là do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng. “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện

quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân” [Khoản 1, điều 87 BLDS 2015]. Khi ngƣời đại diện theo pháp luật thực

hiện các hành vi nhân danh pháp nhân thì hành vi của ngƣời đó đã làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của pháp nhân, đồng thời cũng làm phát sinh trách nhiệm dân sự của pháp nhân.

Trách nhiệm dân sự của pháp nhân cũng phát sinh trong các trƣờng hợp hoạt động của pháp nhân mà không dựa trên quan hệ hợp đồng. Pháp nhân còn phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi của các thành viên khác của pháp nhân gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc pháp nhân giao.

Nhƣ vậy, trách nhiệm dân sự của pháp nhân đƣợc hiểu là trách nhiệm về tài sản của pháp nhân, theo đó pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do ngƣời đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân trên cơ sở có hoặc không có quan hệ hợp đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)