Cơ sở của xu hƣớng cải cách hệ thống pháp luật ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 90 - 91)

1.4 .Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

3.1.2. Cơ sở của xu hƣớng cải cách hệ thống pháp luật ở Việt Nam

Hiện nay, cùng với việc xây dựng môi trƣờng pháp lý cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, các thể chế thị trƣờng ở Việt Nam cũng từng bƣớc đƣợc hình thành. Cải cách hành chính đƣợc thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trƣờng thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trƣởng kinh tế. Bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể của nền kinh tế. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý của các cơ quan hành chính, tạo điều kiện cho các chủ thể phát huy khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội [5, mục I.1].

Pháp nhân tham gia hầu hết các quan hệ pháp luật, và là chủ thể đi tiên phong trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Vì thế chế định về pháp nhân và trách nhiệm dân sự của pháp nhân luôn đƣợc chú trọng hoàn thiện, thống nhất, nhằm tạo hành lang pháp lý khuyến khích các pháp nhân phát triển. Đồng thời, rằng buộc pháp nhân với các trách nhiệm dân sự của

pháp nhân do ngƣời đại diện của pháp nhân xác lập, hoặc do ngƣời có pháp nhân có hành vi vi phạm gây ra đối với bên thứ ba.

3.1.3. Cơ sở về sự đòi hỏi của hội nhập quốc tế

Quá trình hội nhập quốc tế hiện nay của Việt Nam, đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất. Nhiệm vụ của nhà nƣớc là phải tạo lập môi trƣờng pháp lý cho cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng, phù hợp với nguyên tắc và các cam kết quốc tế.

Xây dựng một khung pháp luật chung cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ đặc quyền và độc quyền kinh doanh, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ; từng bƣớc thống nhất pháp luật áp dụng đối với đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài. Các quy định trong Bộ luật dân sự nói chung và chế định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân nói riêng là yêu cầu của thực tiễn và đòi hỏi của quá trình hội nhập hiện nay.

Xây dựng hệ thống pháp luật dân sự, chế định trách nhiệm dân sự của pháp nhân phải bảo đảm sự tƣơng thích của pháp luật quốc gia với các pháp luật quốc tế. Nhiệm vụ là phải đẩy mạnh việc đổi mới công tác lập pháp, thi hành pháp luật sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế, và phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam.

3.2. Các định hƣớng chủ yếu hoàn thiện pháp luật và áp dụng pháp luật về trách nhiệm dân sự của pháp nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm dân sự của pháp nhân theo pháp luật việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)